Để giúp các bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi được chỉ định chụp CT phổi, MEDLATEC sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin về kỹ thuật chụp cắt lớp phổi tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay. Cụ thể, bài viết sẽ xoay quanh các vấn đề về chụp cắt lớp phổi, ưu điểm của phương pháp này và chi phí khi thực hiện.
06/02/2020 | Những giải đáp y khoa về kỹ thuật chụp CT phổi 13/01/2020 | 1001 thắc mắc về chụp CT phổi 02/06/2019 | Chụp CT phổi - giải pháp tốt nhất để tìm ra bệnh lý về phổi 11/03/2019 | Chụp CT phổi liều thấp - bước tiến đột phá trong phát hiện sớm ung thư
1. Ưu điểm của phương pháp chụp CT phổi
Hình ảnh máy chụp CT phổi đời mới hiện nay
-
Chụp cắt lớp phổi là phương pháp kiểm tra phổi bằng hình ảnh chính xác mà không gây đau đớn cũng như bất tiện cho người bệnh. Với cách kiểm tra không xâm lấn này bạn có thể được chỉ định dùng thuốc cản quang hoặc không. Tuy nhiên thuốc cản quang cũng không gây khó chịu quá nhiều cho bệnh nhân.
-
Trung bình bạn chỉ mất nhiều nhất là vài phút cho một lần chụp CT toàn bộ vùng phổi. Vậy là quá trình kiểm tra này tương đối nhanh chóng, mang đến lợi thế rất lớn về thời gian cho cả bác sĩ và bệnh nhân.
-
Tuy rằng chụp CT có sử dụng tia X nhưng các chỉ số liên quan đến mức nhiễm xạ đều được đảm bảo ở mức an toàn với sức khỏe con người. Sau khi hoàn tất quá trình chụp CT sẽ không có bất cứ tồn dư bức xạ nào ở lại trong cơ thể của người bệnh. Chưa có trường hợp nào ghi nhận có tác dụng phụ đem lại do tia X được sử dụng để chụp CT cho bệnh nhân nên chúng ta hoàn toàn có thể an tâm về độ an toàn của thủ thuật này.
-
Sử dụng phương pháp chụp CT phổi làm giảm nguy cơ tử vong do chứng ung thư phổi. Cụ thể phương pháp kiểm tra này không chỉ giúp bác sĩ nhận diện bệnh sớm mà còn góp phần không nhỏ trong việc theo dõi sự phát triển của bệnh cũng như điều chỉnh phác đồ điều trị tương ứng.
2. Các đối tượng nào cần sớm thực hiện chụp CT phổi?
Trên thực tế việc chụp cắt lớp phổi có thể được thực hiện theo yêu cầu, chỉ định chuyên môn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đến các cơ sở y tế để yêu cầu kiểm tra sức khỏe bằng thủ thuật này. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì việc chụp cắt lớp phổi là thực sự cần thiết:
-
Gia đình bạn đã có tiền sử bị bệnh ung thư phổi.
-
Những người thuộc độ tuổi trung niên từ 50 tuổi trở lên và đang hút thuốc lá thường xuyên hoặc đã hút thuốc trên mười năm có nguy cơ rất cao mắc các bệnh lý liên quan đến phổi.
-
Những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là những ai sống hoặc làm việc trong môi trường bị nhiễm chất phóng xạ, các chất độc hóa học.
-
Những người gặp chấn thương nghiêm trọng tại vùng ngực, có ảnh hưởng đến trung thất hoặc phổi hoặc nghi ngờ có tổn thương trong phổi.
-
Các bệnh nhân bị viêm phế quản nặng, bệnh phổi kẽ hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi khác.
-
Người thường xuyên gặp tình trạng khó hô hấp, khó nuốt thức ăn, ho ra máu không rõ nguyên nhân.
Bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để chụp CT phổi nếu thường xuyên bị khó thở, ho ra máu
3. Quy trình chụp CT phổi sẽ diễn ra như thế nào?
Nhìn chung quá trình chụp cắt lớp phổi sẽ được diễn ra tương đối nhanh chóng và đơn giản.
Đầu tiên bạn sẽ được bác sĩ đưa vào phòng đặt máy CT, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thay quần áo của bệnh viện. Tiếp đó bạn sẽ được hướng dẫn nằm lên một bàn chụp gắn liền với máy CT. Tư thế cơ bản của kỹ thuật chụp cắt lớp phổi là nằm ngửa, giơ hai tay qua đầu để đảm bảo vùng ngực được thả lỏng và không bị che khuất bởi các bộ phận khác.
Bạn sẽ được hướng dẫn đặt hai tay lên đầu để chuẩn bị chụp CT phổi
Bác sĩ sau đó sẽ chuyển sang phòng hình ảnh và các máy móc sẽ tiến hành kiểm tra cho bạn. Đầu tiên là chụp định vị, xác định vị trí của lá phổi. Thường thì ở giai đoạn này bác sĩ sẽ khảo sát trên diện rộng từ cổ xuống hết cơ hoành của bệnh nhân.
Sau khi đã định vị thành công, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nín thở trong thời gian ngắn để chụp cắt lớp liên tiếp. Các tổn thương trên phổi của bạn sẽ được phát hiện vào thời điểm này. Nếu bạn là bệnh nhân chụp cắt lớp phổi để kiểm tra sau điều trị ung thư thì bác sĩ sẽ kiểm tra xuống cả thượng thận để tìm di căn.
Cuối cùng bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành in phim có hình ảnh hai lá phổi hoặc khu vực bị tổn thương và trả kết quả.
Bác sĩ sẽ tiến hành in phim sau khi hoàn thành thủ thuật chụp CT cho bệnh nhân
4. Sau khi chụp CT phổi có biến chứng hay tác dụng phụ hay không?
Về cơ bản, chụp cắt lớp phổi là một thủ thuật an toàn. Các nguy cơ rủi ro đem lại do tia X hay các chỉ số nhiễm xạ được ghi nhận là cực kỳ thấp.
Ngoài ra, đối với các bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc cản quang có thể gặp một số tác dụng phụ trên cơ thể. Thông thường chúng chỉ dừng ở mức độ bằng với việc dị ứng nhẹ, phát ban và ngứa hoặc cảm thấy nóng trong cơ thể. Tuy nhiên chúng hoàn toàn là các biểu hiện bình thường và sẽ biến mất nhanh chóng.
5. Thực hiện chụp CT phổi có đắt không?
Chụp CT hay còn được gọi là chụp cắt lớp có giá thành phụ thuộc vào một số các yếu tố khách quan như cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chụp, chụp CT loại 128 dãy hay 64 dãy, có dùng thuốc cản quang hay không,...
Nếu bạn chọn chụp CT theo phương pháp mới, nhiều dãy hơn thì tất nhiên chi phí sẽ cao hơn. Ngoài ra việc sử dụng thuốc cản quang bạn sẽ không được tự quyết định mà do bác sĩ chỉ định nhưng nếu bạn cần sử dụng thêm thuốc này thì giá tiền của xét nghiệm cũng sẽ cao hơn bình thường.
Giá thành cho một lần chụp CT được đánh giá là xét nghiệm chẩn đoán có giá trung bình chứ không cao. Hiện nay nếu bạn chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám và thực hiện các thủ thuật chụp CT thì bạn có thể được bảo lãnh viện phí bằng thẻ Bảo hiểm. Nhờ vậy mà giá chụp cắt lớp phổi sẽ ưu đãi hơn nữa.
Vậy là MEDLATEC đã vừa giới thiệu đến các bạn độc giả toàn bộ quy trình chụp CT phổi cơ bản. Đây tuy không phải là một thủ thuật quá khó để thực hiện nhưng các bạn vẫn nên chọn các cơ sở y tế lớn và uy tín để thực hiện. MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ y tế tự hào là một trong những đơn vị có thể cung cấp tốt nhất dịch vụ này đến các bệnh nhân. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh nhất nhé!