Chụp CT sọ não giúp thấy rõ những thay đổi về cấu trúc và hình thể tại đây nên bác sĩ sớm có hướng xử trí hiệu quả. Đây chính là ưu điểm nổi trội nhất giúp kỹ thuật này được đánh giá cao và áp dụng ngày càng phổ biến trong y học.
20/06/2020 | Chụp CT sọ não và những thông ai cũng cần nằm lòng 14/09/2015 | Chụp CT sọ não - kỹ thuật hiện đại phát hiện nhanh, chính xác bất thường vùng đầu mặt
1. Phương pháp chụp CT sọ não có ưu - nhược điểm gì?
chụp CT sọ não là kỹ thuật phóng chùm tia X liên tục qua vùng đầu để tạo ra các hình ảnh cắt lát tại đây. Những hình ảnh này sẽ được máy tính xử lý để cho ra cấu trúc bên trong của sọ não. Sự thể hiện mức độ tăng/giảm của độ đậm trên hình ảnh chính là tổn thương bên trong não mà mắt thường hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường không thấy được. Tùy vào thế hệ máy chụp mà chất lượng hình ảnh thu được sẽ có sự khác nhau, máy có số lát chụp càng cao thì hình ảnh càng rõ nét.
Ảnh chụp CT sọ não giúp chẩn đoán chính xác tổn thương tại đây
1.1. Ưu điểm
- Cho hình ảnh chi tiết, chính xác, rõ nét.
- Độ phân giải hình ảnh mô mềm cao hơn nhiều so với chụp X-quang thông thường.
- Thời gian chụp nhanh nên vô cùng hữu ích với những trường hợp cấp cứu cần khảo sát để đánh giá nhanh.
- Có thể áp dụng được với bệnh nhân chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ.
1.2. Nhược điểm
- So với MRI thì chụp CT sọ não phát hiện tổn thương mềm không hiệu quả bằng.
- Bác sĩ khó có thể phát hiện và phân biệt nếu tổn thương có cùng tỷ trọng trên hình ảnh.
2. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định đối với chụp CT não
2.1. Tại sao cần phải chụp CT não?
CT não là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần được thực hiện bởi nó có khả năng:
- Đánh giá chính xác tình trạng: chấn thương, khối u, tụ máu, bất thường về cấu trúc và các bệnh lý khác bên trong não. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong trường hợp đã thực hiện những xét nghiệm khác hoặc đã chụp X-quang nhưng không có đủ cơ sở để kết luận.
- Đánh giá hiệu quả của việc điều trị khối u bên trong não.
- Hỗ trợ tích cực cho quá trình phẫu thuật và sinh thiết não.
- Tìm ra cục máu đông là căn nguyên gây ra hiện tượng đột quỵ.
2.2. Trường hợp nào chỉ định và chống chỉ định với chụp CT não?
- Chỉ định
+ Người bị chấn thương sọ não có nghi ngờ bị lún sọ, não chứa dị vật, chảy máu bên trong não.
+ Nghi ngờ sự xuất hiện của bệnh lý bên trong sọ não.
+ Áp xe hoặc viêm não.
+ Các bệnh lý dị dạng bẩm sinh ở não.
+ Người bị động kinh chưa rõ nguyên nhân.
+ Nhồi máu tĩnh mạch hoặc động mạch, nhồi máu não.
+ Cần theo dõi tiến triển của máu tụ hoặc theo dõi sau điều trị bệnh lý ở não.
Thai phụ là đối tượng chống chỉ định đối với chụp CT sọ não
- Chống chỉ định
Các trường hợp chống chỉ định tương đối với chụp CT sọ não bao gồm:
+ Người không thể nằm yên hoặc quá kích thích khi chụp cắt lớp.
+ Bên trong sọ não có chứa kim loại gây nhiễu ảnh.
+ Phụ nữ đang mang thai.
2.3. Một số vấn đề cần lưu ý
- Chụp CT cắt lớp sọ não không cần tiêm thuốc cản quang, trừ các trường hợp: Nghi ngờ áp xe não, u não, tổn thương chưa rõ nguyên nhân.
- Chụp CT sọ não có thể gây nhiễm xạ nhưng bước sóng của tia X và liều lượng bức xạ sử dụng nằm trong giới hạn cho phép nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Trong cùng một khoảng thời gian ngắn, không nên lạm dụng chụp cắt lớp sọ não nhiều lần. Chỉ nên thực hiện phương pháp này trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà thôi.
3. Kỹ thuật chụp CT cắt lớp sọ não
Thường thì chụp CT sọ não sẽ có 3 cách:
- Cách thứ nhất: chụp các lớp cắt song song với đường hốc mắt và lỗ tai; khoảng cách giữa các lớp cắt khoảng 5mm; độ dày mỗi lớp cắt là 5mm. Kỹ thuật này được thực hiện nhằm làm lộ rõ hệ thống não thất cũng như các bán cầu đại não và tiểu não. Nếu cần xem xét bệnh lý ống tai trong, lớp cắt cần có độ dày 3 - 5mm với bước nhảy tương tự và được đặt đi xuyên qua xương đá.
- Cách thứ hai: Cần làm rõ dây thần kinh số 2 và khu vực hậu nhãn cầu. Theo đó, lát cắt phải đặt góc 20 - 250 độ về phía đầu, chếch với đường lỗ tai hốc mắt. Lớp cắt này cần có bước nhảy 5mm và độ dày 3 - 5mm.
- Cách thứ ba: Lát cắt được đặt theo mặt phẳng trán. Muốn vậy, bệnh nhân cần nằm ngửa, cổ ưỡn ra sau hoặc nằm sấp và ưỡn cằm ở mức tối đa. Tư thế này rất tốt cho việc quan sát hố yên và các xoang.
Máy chụp CT Siemens hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Ngày nay, chụp CT sọ não được ứng dụng rất rộng rãi, giúp phát hiện nhiều bệnh lý tại đây để có phương án xử trí kịp thời, hiệu quả. Mặc dù lợi ích mà nó mang lại là rất nhiều nhưng chất lượng chẩn đoán lại phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ máy được đưa vào sử dụng và trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như kỹ thuật viên phòng chụp. Vì thế, để có được kết quả tốt nhất, người bệnh hãy tìm hiểu thật kỹ để trao niềm tin đúng chốn khi quyết định thực hiện kỹ thuật này.
Là một trong số ít cơ sở y tế ngoài công lập có sự đầu tư đặc biệt về máy móc và đội ngũ bác sĩ thực hiện dịch vụ chụp cắt lớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trở thành điểm đến của nhiều bệnh nhân. Tại đây hiện đang sử dụng máy chụp Siemens thế hệ mới để chụp CT sọ não, cho hình ảnh sắc nét trong thời gian ngắn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bức xạ cho người bệnh. Không những thế, đội ngũ chẩn đoán hình ảnh còn là những bác sĩ đầu ngành với trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm nên bệnh nhân có thể yên tâm về kết quả thu được.
Bạn đọc có nhu cầu được tư vấn thêm hay giải đáp các thắc mắc về chụp CT nói chung và chụp cắt lớp sọ não nói riêng, bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên viên y tế của bệnh viện luôn sẵn lòng hỗ trợ tận tình.