Siêu âm đầu dò là phương pháp khá phổ biến để thăm khám, chẩn đoán các bệnh lý về tử cung, buồng trứng và cả phần tiểu khung. Tuy nhiên không phải ai cũng biết siêu âm đầu dò là gì và những ai được chỉ định thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tin cơ bản về kỹ thuật siêu âm đầu dò, mời bạn đọc tham khảo.
07/01/2020 | Đau bụng có cần làm siêu âm đầu dò hay không 27/12/2019 | Siêu âm đầu dò là gì và những điều cần lưu ý khi thực hiện 14/11/2019 | Siêu âm đầu dò là gì? Tìm hiểu về kỹ thuật siêu âm đầu dò 12/09/2019 | Siêu âm đầu dò có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không
1. Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khá phổ biến hiện nay, phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán, thăm khám các bệnh lý, các dấu hiệu bất thường ở vùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, âm đạo,… Phương pháp siêu âm đầu dò này sử dụng sóng âm cao tần, bác sĩ sẽ đưa đầu dò qua âm đạo của bạn, qua đó có thể thấy các hình ảnh rõ ràng, có độ chính xác cao, từ đó phát hiện ra vấn đề của bạn.
Khi thực hiện siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa đầu dò chuyên dụng vào trong “cô bé” của bệnh nhân
Khác với kỹ thuật siêu âm vùng bụng hoặc vùng chậu thường thấy, đầu dò sẽ nằm ở bên ngoài vùng khung chậu, tuy nhiên với siêu âm đầu dò, đầu dò này sẽ được đưa vào bên trong âm đạo. Vì vậy, phương pháp siêu âm đầu dò thường được khuyên áp dụng với những phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã quan hệ tình dục.
2. Siêu âm đầu dò để làm gì? Vai trò của phương pháp siêu âm đầu dò
Sau khi tìm hiểu khái niệm siêu âm đầu dò là gì, bạn đã biết vì sao chúng ta cần phải thực hiện phương pháp này chưa. Như đã đề cập ở phần trên, kỹ thuật siêu âm đầu dò sẽ được các bác sĩ tiến hành khi cần phải kiểm tra những dấu hiệu bất thường ở vùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, vòi trứng, âm đạo,… và cũng để kiểm tra xem xét về tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng và độ dày niêm mạc tử cung,…
Phương pháp siêu âm đầu dò giúp chẩn đoán, phát hiện các bệnh lý, dấu hiệu bất thường ở vùng chậu
Đối với những người đang mang bầu, siêu âm đầu dò có vai trò quan trọng và rất cần thiết. Khi phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu, phôi thai sẽ rất nhỏ và không hiển thị hình ảnh nếu như chỉ thực hiện siêu âm ở thành bụng, chính vì vậy mà siêu âm đầu dò sẽ giúp nhận biết có thai trong giai đoạn đầu, phát hiện dấu hiệu liệu có mang thai ngoài tử cung hay không.
Siêu âm đầu dò cũng có thể được thực hiện với những bệnh nhân có nhu cầu khám phụ khoa. Kỹ thuật này có thể giúp các bác sĩ đánh giá cơ quan sinh dục, xem xét độ dày niêm mạc tử cung, theo dõi tình trạng, sự phát triển của trứng ví dụ như tình hình rụng trứng. Không chỉ vậy, siêu âm đầu dò cũng có thể phát hiện một số loại u như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung để kịp thời điều trị. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể chẩn đoán nhiều bệnh phụ khoa khác. Không chỉ thực hiện siêu âm đầu dò qua âm đạo, bác sĩ cũng có thể thực hiện siêu âm đầu dò từ hậu môn tuỳ vào tình trạng bệnh lý của từng người cũng như mục đích thăm khám. Siêu âm đầu dò bằng hậu môn có thể chẩn đoán, phát hiện các bệnh lý ở vùng trực tràng, vùng tiểu khung và cả tuyến tiền liệt,…
3. Khi nào nên thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò?
Việc siêu âm đầu dò là rất cần thiết, đặc biệt là trong một số trường hợp dưới đây:
-
Thăm khám phụ khoa.
-
Bị đau vùng bụng, vùng xương chậu bất thường.
-
Trường hợp âm đạo bị chảy máu mà không rõ lý do.
-
Xem xét kiểm tra lại vị trí đặt vòng tránh thai.
-
Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều.
-
Mang thai bên ngoài tử cung.
-
Kiểm tra sức khoẻ của vùng xương chậu.
-
Kiểm tra, đánh giá các loại u như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung.
Siêu âm đầu dò cũng có thể được thực hiện đối với phụ nữ đang mang thai trong những trường hợp sau:
-
Theo dõi, quan sát cổ tử cung để xem có các dấu hiệu bất thường nào có thể gây ra sảy thai hoặc sinh non hay không.
-
Theo dõi nhịp tim thai nhi.
-
Xác định lý do gây ra chảy máu bất thường.
-
Đánh giá các nguy cơ sảy thai.
-
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bất thường của nhau thai.
Siêu âm đầu dò nên được thực hiện trong trường hợp có nhu cầu thăm khám phụ khoa
4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp siêu âm đầu dò
Phương pháp siêu âm đầu dò có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện kịp thời và điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng chậu, các bệnh lý phụ khoa. Dưới đây là những ưu điểm, hạn chế khi thực hiện:
Ưu điểm
Phương pháp siêu âm đầu dò có thể giúp các bác sĩ quan sát rõ ràng hơn các cơ quan sinh dục bên trong của nữ giới. Bên cạnh đó có thể phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung mà phương pháp siêu âm ổ bụng khó có thể quan sát được.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm như trên, kỹ thuật siêu âm đầu dò vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Phương pháp này chỉ được áp dụng với những phụ nữ đã lập gia đình, phụ nữ đã quan hệ tình dục và màng trinh đã rách. Không chỉ vậy, các tầng cao hơn trong ổ bụng cũng không thể quan sát chỉ với kỹ thuật siêu âm đầu dò. Để có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, cần kết hợp khám siêu âm đầu dò và siêu âm bụng.
Nhiều trường hợp bác sỹ sẽ tiến hành kết hợp siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng
Một số lưu ý khi thực hiện siêu âm đầu dò
-
Siêu âm đầu dò không được thực hiện với trẻ em và phụ nữ chưa quan hệ tình dục.
-
Không thực hiện siêu âm đầu dò khi đang trong kỳ kinh nguyệt.
-
Không thực hiện siêu âm đầu dò với những trường hợp bị viêm nhiễm cấp ở khu vực âm đạo.
-
Trước khi thực hiện phương pháp này, nên đi vệ sinh để bàng quang rỗng, không cản trở việc đầu dò đi vào bên trong âm đạo.
-
Giữ cơ thể thoải mái, thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giải đáp thắc mắc của các bạn về khái niệm siêu âm đầu dò là gì và những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật siêu âm này. Đây là một phương pháp thăm khám khá phổ biến hiện nay, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định thực hiện. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật siêu âm đầu dò, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được những tư vấn y khoa chính xác nhất.