Thoát vị bẹn ở trẻ là tình trạng thường gặp và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Để cập nhật thêm thông tin về căn bệnh này, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây của MEDLATEC.
30/10/2020 | Thoát vị bẹn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 23/10/2020 | Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thoát vị thành bụng sau mổ 23/09/2020 | Thoát vị bẹn là bệnh như thế nào khi mắc có nguy hiểm không?
1. Tìm hiểu về chứng bệnh thoát vị bẹn ở trẻ
thoát vị bẹn ở trẻ là bệnh lý bẩm sinh và thường gặp ở những trường hợp sinh thiếu tháng. Thoát vị bẹn là do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc, từ đó xuất hiện khối sưng phồng bất thường ở vùng mu đối với bé gái, bẹn - bìu đối với bé trai. Khi trẻ hoạt động mạnh, chơi nhiều kích thước khối u có thể tăng lên và xẹp xuống khi ngủ.
Khối sưng phồng bất thường này thường có bẩm sinh, ngay từ khi bé chào đời. Khi sờ vào hoặc nắm sẽ cảm thấy mềm, không gây đau. Chính điều này đã khiến nhiều cha mẹ chủ quan, xem nhẹ bệnh. Chỉ đến khi xuất hiện những dấu hiệu như nôn, buồn nôn, trướng bụng, đau vùng ống bẹn, khối thoát vị không lên được,… lúc đó mới vội vàng đưa trẻ đi khám.
Thoát vị bẹn ở trẻ thường do bẩm sinh
Thoát vị bẹn ở trẻ có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên, bên trái có tỷ lệ thấp hơn so với bên phải.
Khi trẻ bị thoát vị bẹn nên được đi khám càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh tiến triển không chỉ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Một số biến chứng nguy hiểm ở thoát vị bẹn có thể kể đến như hoại tử ruột, hoại tử buồng trứng đối với bé gái, thủng ruột, tắc ruột,…
Nhiều phụ huynh có suy nghĩ chủ quan rằng khối sưng phồng có thể tự xẹp, tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu không được điều trị, khối u sẽ càng ngày càng phát triển và to lên. Khi đó thành bụng sẽ ngày càng yếu đi và khả năng hồi phục càng khó khăn hơn.
2. Biểu hiện thoát vị bẹn ở trẻ cha mẹ nên nắm được
Khi trẻ bị thoát vị bẹn sẽ có các dấu hiệu sau, cha mẹ có thể căn cứ vào những triệu chứng này để đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
-
Ở vùng bẹn của trẻ sẽ xuất hiện khối u phồng, đối với bé gái ở vùng mu - môi lớn, còn bé trai ở vùng bìu. Khối u này sẽ rất khó phát hiện được khi trẻ nằm yên, bởi khi đó khối thoát vị sẽ không ở vùng bẹn nữa mà sẽ chui về ổ bụng. Chỉ khi trẻ hoạt động nhiều, chạy nhảy, quấy khóc cha mẹ sẽ thấy được khối u. Đặc biệt khi bé chạy nhảy có thể nhìn thấy khối sưng phồng chuyển động dọc theo ống bẹn.
-
Khi sờ vào sẽ không có cảm giác đau, khó chịu, có thể đẩy khối thoát vị này di chuyển được. Có thể nghe được tiếng lọc xọc của dịch và hơi trong lòng ruột.
-
Khi khối thoát vị bị nghẹt sẽ dẫn tới tình trạng nghiêm trọng, khi đó nó sẽ không chui về được ổ bụng. Khi đó trẻ sẽ có những dấu hiệu như quấy khóc, bụng chướng, đau bụng dữ dội, táo bón,…
-
Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn,…
Khi bị thoát vị bẹn trẻ sẽ bị sưng tại cùng vị trí
Khi có những dấu hiệu kể trên phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Dựa trên những kết quả lâm sàng và xét nghiệm hỗ trợ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phương án điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Biến chứng của thoát vị bẹn ở trẻ
Như đã nêu ở trên, thoát vị bẹn ở trẻ nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể gặp phải khi trẻ bị thoát vị bẹn như:
-
Tắc ruột.
-
Trẻ chậm lớn do bệnh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
-
Gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn ở bé trai.
-
Với bé gái sẽ ảnh hưởng tới buồng trứng.
-
Việc khối thoái vị bị kẹt không chui trở lại được về ổ bụng có thể gây ra hoại tử ruột do máu không thể lưu thông.
Thoát vị bẹn ở trẻ không thể tự khỏi được, vì vậy phụ huynh cần đưa bé đi điều trị càng sớm càng tốt. Cha mẹ cần chú ý quan sát thật kỹ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh. Không chờ bệnh tự khỏi hoặc chữa trị tại nhà bởi có thể gây biến chứng nặng, ảnh hưởng tới kết quả điều trị và gây ra những tổn thương khó hồi phục hơn.
Thoát vị bẹn sẽ gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn ở bé trai
4. Các phương pháp điều trị
Với sự phát triển của lĩnh vực y tế, thoát vị bẹn hoàn toàn có thể điều trị được bằng phương pháp ngoại khoa. Trẻ có thể được điều trị theo 2 phương pháp đó là mổ nội soi và phẫu thuật truyền thống.
Mổ nội soi
Đối với phương pháp mổ nội soi bác sĩ sẽ rạch một vùng da rất nhỏ để đưa dụng cụ vào ổ bụng. Kích thước dụng cụ cũng nhỏ, phù hợp với đối tượng trẻ em.
Phương pháp này có ưu điểm là không gây đau đớn nhiều, thời gian phục hồi nhanh và có tính thẩm mỹ cao, ít để lại sẹo.
Phẫu thuật truyền thống
Trẻ sẽ được gây mê để thực hiện, vì thế sẽ không cảm thấy đau trong khi phẫu thuật. Thời gian nằm viện khi thực hiện phương pháp này cũng tương đối ngắn, trung bình chỉ từ 2 - 3 ngày.
Trẻ sẽ được tiêm thuốc gây mê trong khi phẫu thuật truyền thống
5. Điều trị thoát vị bẹn tại MEDLATEC
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ điều trị thoát vị bẹn ở trẻ. Tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo uy tín, tay nghề và chất lượng dịch vụ. Vì thế cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn địa chỉ điều trị cho bé, tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ được nhiều khách hàng tin cậy sử dụng dịch vụ điều trị thoát vị bẹn. Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi tận tình thăm khám và tư vấn điều trị. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ nhiệt tình chăm sóc bệnh nhân sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại tại bệnh viện sẽ cho kết quả nhanh chóng, chính xác và điều trị hiệu quả hơn.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về thoát vị bẹn ở trẻ đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức hữu ích. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, hỗ trợ hãy nhanh tay liên hệ tới số tổng đài 1900.56.56.56 của MEDLATEC để được nhân viên tư vấn miễn phí.