Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tối ưu nhất giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của cơ thể để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị. Vậy khám sức khỏe định kỳ cần khám những gì và nên khám ở đâu? Dưới đây là lưu ý khi đi khám sức khỏe định kỳ bạn nên biết.
1. Những ai nên khám sức khỏe định kỳ?
Theo các chuyên gia y tế, tất cả mọi người, kể cả những người khỏe mạnh bình thường đều nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm. Khám sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả nhất để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, mỡ máu, viêm gan, đặc biệt là bệnh ung thư.
Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát các nguy cơ gây bệnh
Còn với những đối tượng đặc biệt dưới đây cần chú trọng khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn (từ 3-6 tháng) để đảm bảo sức khỏe tốt nhất:
- Nhóm những người có nguy cơ cao mắc cao huyết áp, đái tháo đường mà chưa cần dùng thuốc;
- Nhóm người có nguy cơ ung thư cao như: phụ nữ có mẹ, chị hay em gái bị ung thư vú; gia đình có nhiều người bị ung thư; hay các bệnh lý có yếu tố gia đình...;
- Những người nhiễm viêm gan siêu vi B, C, A, những người bị viêm dạ dày, nhiễm khuẩn HP,…;
- Nhóm người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm và có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao: công nhân mỏ than, xưởng dệt may, hóa dầu, hóa chất, phóng xạ…;
- Nhóm người có nghề nghiệp áp lực và trách nhiệm cao: phi công, tài xế xe khách đường dài, tài xế xe tải nặng...
2. Khám sức khỏe định kỳ cần khám những gì?
Khám sức khỏe định kỳ thường bao gồm các bước khám từ cơ bản đến chuyên sâu kết hợp với các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Qua đó bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe và chỉ định các thăm khám chuyên sâu nếu nghi ngờ có bệnh đồng thời sẽ tư vấn cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây bệnh.
Khám sức khỏe định kỳ kết hợp khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh
Các bước khám sức khỏe định kỳ bao gồm:
- Khám thể trạng: Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp;
- Khám tổng quát: Khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết niệu, nội tiết, cơ - xương - khớp, hệ thần kinh, tâm thần, mắt, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, da liễu;
- Nếu nghi ngờ có bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm khám chuyên sâu theo các chuyên khoa: ung bướu, phụ khoa, nam khoa, lão khoa, tâm thần… ;
- Xét nghiệm máu, nước tiểu: Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, đường máu, mỡ máu, chức năng thận, gan, men gan, viêm gan B, C, acid Uric máu, chức năng tuyến giáp, các chỉ số dấu ấn ung thư (gan, vú, cổ tử cung),…;
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực; siêu âm ổ bụng, tuyến giáp, vú, tim...;
- Nội soi dạ dày, đại tràng nếu có các dấu hiệu như đau bụng, đi ngoài, đầy hơi,…;
- Thăm dò chức năng: Điện tim, điện não đồ,…
3. Những lưu ý trước và sau khi khám sức khỏe định kỳ
- Nên đăng kí khám vào buổi sáng để thực hiện các thăm khám, xét nghiệm trong 1 ngày, thuận tiện cho việc đi lại và tiết kiệm thời gian;
Nên đăng kí khám vào buổi sáng để thực hiện các thăm khám, xét nghiệm trong 1 ngày
- Trước khi xét nghiệm máu nên nhịn ăn, không uống các chất có đường, gas, chất gây nghiện để đảm bảo cho kết quả chính xác nhất;
- Cần nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng, vì khi bàng quang có đầy nước tiểu bác sĩ sẽ quan sát rõ hơn toàn bộ thành bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam;
- Đối với nữ, không khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai. Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa). Phụ nữ mang thai không chụp X-quang. Tuy nhiên nếu xét nghiệm nội tiết tố thì cần đi khám khi đang trong ngày kinh nguyệt;
- Không ăn uống trong vòng 4-5 giờ trước khi nội soi dạ dày;
- Ngoài ra cần vệ sinh cơ thể bạn sạch sẽ. Vệ sinh tai, mũi, họng, vùng kín (ở nữ) để không làm ảnh hưởng đến tầm hìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám;
- Nếu khám da liễu thì không nên trang điểm, sử dụng các loại mỹ phẩm;
- Nên mặc trang phục thoải mái, rộng rãi, không đeo nhiều đồ trang sức khi đi khám.
4. Nên khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Khi chọn địa chỉ khám sức khỏe định kỳ, trước hết cần phải tìm địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép đủ điều kiện khám và có đầy đủ đội ngũ y bác sĩ, máy móc thiết bị phục vụ cho tất cả quá trình khám.
Với phương châm “Dịch vụ tốt, công nghệ cao” và 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, MEDLATEC đã và đang là địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn để khám sức khỏe định kỳ. Bệnh viện liên tục xây dựng các gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau giúp đánh giá tình trạng sức khỏe và tầm soát sớm các nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
MEDLATEC Thanh Xuân là địa chỉ khám sức khỏe định kỳ uy tín
Ngoài 2 cơ sở đã đi vào hoạt động lâu năm ở 42 Nghĩa Dũng và 99 Trích Sài, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Cơ sở 3 - số 05 Khuất Duy Tiến ra đời đã đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe ngày càng gia tăng của người dân với những ưu điểm riêng biệt:
+ Cơ sở vật chất khang trang hiện đại với 9 tầng có tổng diện tích lên đến 3600m2, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, phục vụ các thăm khám từ cơ bản đến chuyên sâu;
+ Phục vụ tất cả các chuyên khoa như: Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Cơ xương khớp, Da liễu, Gan mật, Tai Mũi Họng, Sản phụ khoa, khám Nội nhi,…;
+ Đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao thăm khám và tư vấn trực tiếp, luôn có những lời khuyên tốt nhất cho khách hàng;
+ Quy trình thăm khám nhanh gọn, khép kín giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và công sức;
+ Làm việc cả thứ 7, Chủ Nhật và ngày lễ Tết;
+ Giảm 18% toàn bộ cho gói khám sức khỏe tổng quát khi khách hàng đặt lịch qua ứng dụng y tế iCNM của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tham khảo các gói khám TẠI ĐÂY http:/icnm.vn/Fun/MainGoiKham.aspx
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
+ Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
+ Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
+ Cơ sở 3: Số 05 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56 - Hotline: 0945 988 588
Tải ứng dụng iCNM tại: icnm.vn/app