Lậu là căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm cao và gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Người mắc trong giai đoạn đầu có thể có những triệu chứng không rõ rệt kết hợp tâm lý e ngại khiến cho tỷ lệ mắc trong cộng đồng ngày càng cao. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa trị khỏi càng cao và triệt để hơn.
12/02/2020 | Xét nghiệm bệnh lậu giúp phát hiện bệnh lậu kịp thời 06/02/2020 | Tìm hiểu về bệnh lậu và các xét nghiệm bệnh lậu có liên quan 12/12/2019 | Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến hiện nay 28/06/2019 | Những vấn đề liên quan đến xét nghiệm bệnh lậu mà bạn cần biết
1. Khái niệm bệnh lậu
Lậu là bệnh nhiễm trùng rất phổ biến lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn lậu cầu là song cầu Gram (-) Neisseria gonorrhoeae gây nên. Bệnh lây nhiễm cho cả 2 giới và gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc cổ họng,... thường gặp nhất ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Nhiễm bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên
2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh lậu?
-
Bất kỳ những ai đã quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không dùng các biện pháp an toàn.
-
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm lậu trong lúc sinh khi người mẹ mắc bệnh.
-
Tỷ lệ nam giới bị nhiễm lậu sau một lần quan hệ tình dục qua âm đạo với phụ nữ nhiễm bệnh là 20 - 30%. Trái lại, tỷ lệ này ở phụ nữ cao hơn rất nhiều là 60 - 80%.
Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục
-
Nếu bạn đã có quan hệ tình dục, hãy trao đổi cởi mở và trung thực với bác sĩ thăm khám và hỏi xem bạn có nên đi xét nghiệm bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hay không. Những trường hợp đồng tính nam, lưỡng tính, nữ giới trẻ dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục hoặc những phụ nữ có những yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình, hoặc có bạn tình bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nên kiểm tra xét nghiệm lậu định kỳ hàng năm.
3. Triệu chứng khi mắc bệnh lậu
Thời gian ủ bệnh từ 1 - 14 ngày, thông thường là từ 2 - 5 ngày thì người nhiễm mới xuất hiện các biểu hiện rõ ràng.
Một số nam giới nhiễm lậu có thể không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, ở những nam giới có triệu chứng (khoảng 85% viêm niệu đạo có biểu hiện cấp tính), các triệu chứng đó có thể là:
-
Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
-
Mủ màu vàng hoặc xanh lá cây tiết ra từ dương vật.
-
Tinh hoàn bị đau hoặc sưng (ít gặp).
Hầu hết nữ giới nhiễm lậu thường ở thể mạn tính hoặc không điển hình với các triệu chứng mờ nhạt, không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm sinh dục do nguyên nhân khác.
Những triệu chứng lâm sàng ở nữ giới có thể bao gồm:
Nhiễm lậu ở nữ giới
Nhiễm trùng hậu môn - trực tràng ít gặp hơn, biểu hiện lâm sàng có thể có là:
-
Tiết dịch.
-
Ngứa hậu môn.
-
Đau nhức.
-
Chảy máu.
-
Đại tiện đau.
Nhiễm lậu hầu - họng với các triệu chứng như: viêm họng, viêm amidan cấp, đôi khi có sốt và sưng hạch vùng cổ.
Nhiễm trùng các cơ quan khác:
-
Viêm kết mạc mắt hiếm gặp ở người lớn, chủ yếu do tự lây nhiễm lậu cầu từ sinh dục - hậu môn, do dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn chậu với bệnh nhân.
-
Nhiễm trùng da có các vết loét ở sinh dục, tầng sinh môn, đùi và ngón tay.
-
Lậu mắt ở Trẻ sơ sinh: Bệnh thường xuất hiện sau sinh 1 - 3 ngày. Có thể bị ở một hoặc cả hai mắt. Mắt sưng nề không mở ra được, có rất nhiều mủ chảy ra từ mắt, kết mạc, giác mạc viêm đỏ và có thể loét. Trường hợp nặng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù.
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị nhiễm lậu
Bạn nên đến các cơ sở uy tín để được các bác sĩ kiểm tra nếu phát hiện thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số các biểu hiện trên hoặc nếu bạn tình của bạn có các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ví dụ như đau bất thường, tiết dịch có mùi, nóng rát khi tiểu tiện hoặc ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
4. Các phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lậu
Khi chẩn đoán bệnh lậu, các bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử của bệnh nhân, các biểu hiện lâm sàng và sử dụng các phương pháp xét nghiệm để kết luận xem bệnh nhân có nhiễm lậu hay không. Việc điều trị khỏi bệnh rất cần thiết việc chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nên người bệnh và những người nghi ngờ nhiễm nên lựa chọn cho mình cơ sở khám chữa bệnh có uy tín và chất lượng.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai khám và điều trị bệnh sử dụng một số phương pháp xét nghiệm lậu hiệu quả nhất hiện nay, bạn đọc có thể tìm hiểu:
Nhuộm soi lậu cầu:
- Bệnh phẩm: dịch âm đạo, niệu đạo.
- Phương pháp: Nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram.
- Kết quả: Hình ảnh song cầu Gram âm hình hạt cà phê nằm bên trong hoặc ngoài bạch cầu đa nhân trung tính.
Hình ảnh song cầu Neisseria gonorrhoeae gây bệnh
- Mục đích: dùng trong chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh điển hình với số lượng vi khuẩn lớn. Thường được dùng tốt đối với lậu cấp tính. Phương pháp này cần kết hợp nuôi cấy để tăng độ đặc hiệu.
Phương pháp nuôi cấy lậu:
- Bệnh phẩm: dịch niệu đạo, dịch cổ tử cung, dịch từ các vị trí khác: trực tràng, hầu họng, hậu môn,… tùy vào vị trí tổn thương.
- Phương pháp: Nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng tạo điều kiện tối đa để vi khuẩn lậu phát triển.
- Nuôi cấy có ưu thế, sẽ có kết quả định danh chính xác có phải vi khuẩn lậu hoặc vi khuẩn gây bệnh khác hay không và sẽ có kết quả kháng sinh đồ cho chủng vi khuẩn đang gây bệnh
- Đây là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh, ngoài ra có thể xác định được loại kháng sinh điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Phương pháp PCR chẩn đoán lậu:
- Bệnh phẩm: Dịch âm đạo, dịch niệu đạo, dịch mủ mắt, miệng,…
- Đây là phương pháp nhanh và chính xác có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
- Là phương pháp được khuyến nghị sử dụng hiện nay về thời gian có kết quả sớm và chính xác. Kể cả lượng vi khuẩn nhỏ vẫn có thể phát hiện được. Rất thích hợp cho chẩn đoán và điều trị sớm ngay khi nghi ngờ nhiễm hay có biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Để căn bệnh này không còn là nỗi lo của bạn và những người thân yêu, đừng ngần ngại hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 để đặt lịch khám hoặc lấy mẫu tại nhà.