Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan virus B là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Căn bệnh này thường được chia làm 2 giai đoạn: cấp tính và mạn tính. Điều trị viêm gan B có đến 90% cơ hội được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị sau đây.
26/08/2020 | RNA tiền gen của virus viêm gan B (HBV pgRNA) 30/07/2020 | Bộ Y tế cho phép xét nghiệm HBcrAg trong chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan B 25/06/2020 | Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc điều trị viêm gan B
1. Tìm hiểu một số thông tin về viêm gan B
Trước khi tìm hiểu về cách điều trị viêm gan B chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Sở dĩ bệnh có tên gọi là viêm gan B, bởi nguyên nhân gây ra bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là virus có cấu trúc DNA với 3 loại kháng nguyên tương ứng với 3 loại kháng thể. Việc xác định các kháng nguyên, kháng thể sẽ giúp bác sĩ tìm ra thể bệnh, diễn biến của bệnh để có thể xây dựng phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, qua đường máu và qua quan hệ tình dục
Virus viêm gan B có ở trong tinh dịch của nam giới và dịch tiết âm đạo của nữ giới vì thế có thể dễ dàng lây truyền khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, trong máu của người bị viêm gan B cũng có virus HBV nên khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân dễ dính máu như: bàn chải cá nhân, kim tiêm, dao cạo râu,… có thể dễ dàng lây truyền bệnh. Đây cũng là bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con với tỉ lệ cao nếu người mẹ bị viêm gan B thì 90% em bé sinh ra cũng sẽ mắc bệnh.
Không chỉ dễ dàng lây truyền mà đây còn là căn bệnh nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan và tổn thương gan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mỗi người. Những người gặp các vấn đề liên quan đến bệnh xơ gan, ung thư gan,… đều có nguyên nhân chính bắt nguồn từ viêm gan B.
Chính vì thế, khi phát hiện bệnh bạn không được chủ quan mà phải lựa chọn phương pháp điều trị viêm gan B kịp thời.
2. Chẩn đoán bệnh viêm gan B
Để chẩn đoán bệnh cần phải xác định các biểu hiện của bệnh cũng như tiến hành xét nghiệm để phân biệt bệnh viêm gan virus B với loại bệnh viêm gan khác cũng như bệnh lý gây vàng da để tránh nhầm lẫn.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh
Các biểu hiện lâm sàng củ mà bệnh nhân dễ gặp phải bao gồm: vàng da (có thể kéo dài hoặc không có biểu hiện này), chán ăn, mệt mỏi, đau tức ở vùng gan, cảm thấy buồn nôn, nôn, phân bị bạc màu, ngứa ngáy,…
Đặc biệt, khi tiến hành truy xuất nguyên nhân của bệnh thì bệnh nhân có thể từng tiến hành lấy máu, tiêm chích, quan hệ tình dục,… không an toàn trong vòng từ 6 tháng trở lại.
Cận lâm sàng
Khi tiến hành xét nghiệm sẽ nhận thấy chỉ số ALT và AST tăng cao, thường tăng lên gấp 5 lần so với những người bình thường. Đây là 2 chỉ số men gan giúp phản ánh tổn thương của gan.
Chỉ số Bilirubin trong máu tăng cao chủ yếu là Bilirubin trực tiếp, việc kiểm tra chỉ số này giúp đánh giá tình trạng của bệnh viêm gan B.
Xét nghiệm chỉ số kháng nguyên của virus HBV là: HBsAg (+) hoặc (–) và chỉ số kháng thể anti-HBc IgM (+). Ngoài ra còn 1 số thể lâm sàng khác.
3. Các cách điều trị viêm gan B
Khi điều trị viêm gan B thì mục tiêu hàng đầu là giúp ngăn chặn và hạn chế sự phát triển, sinh sôi của virus HBV, làm giảm tối đa những tổn thương trên gan do bệnh gây ra, giúp gan phục hồi lại các chức năng hoạt động của mình. Đồng thời, điều trị sẽ giúp ngăn chặn những nguy cơ xảy ra biến chứng, không để bệnh viêm gan virus B thông thường chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan,…
Để điều trị viêm gan B cần ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của virus HBV
Chế độ sinh hoạt khi điều trị viêm gan B
-
Người đang trong quá trình điều trị viêm gan B cần phải tuyệt đối nghỉ ngơi, giữ cho tình thần luôn trong trạng thái vui vẻ, không nên suy nghĩ hay quá lo lắng.
-
Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều chất béo như: các món ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên, rán, đồ ăn nhanh,… Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Đặc biệt, khi bị viêm gan B phải nghiêm cấm sử dụng các loại rượu, bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích.
-
Không tự ý sử dụng các loại thuốc giúp chuyển hóa gan nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ gan nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
-
Một số trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B nặng có thể cần phải nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Tức là, truyền các chất như protein, nước, muối khoáng, các chất vi lượng,… qua đường tĩnh mạch vào máu để giúp nuôi dưỡng cơ thể.
Sử dụng một số loại thuốc trong trình điều trị
Cách điều trị viêm gan B khi ở giai đoạn tiến triển hoặc độ hoạt động của virus cao thì ngoài đảm bảo chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý thì cần phải kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc.
Điều trị viêm gan B có sự kết hợp giữa nghỉ ngơi, ăn uống và dùng thuốc
-
Với bệnh nhân là phụ nữ mang thai bị viêm gan B sẽ được kê Lamivudine có liều lượng từ 100mg/ngày.
-
Khi bệnh nhân có biểu hiện kháng thuốc thì sẽ sử dụng kết hợp 2 loại Lamivudine và Adefovir theo chỉ định của bác sĩ.
-
Ngoài ra, bệnh nhân có thể được sử dụng các loại thuốc tiêm trong khi điều trị viêm gan B: Peg- IFN alpha -2a liều 180mgc/tuần, Peg- IFN alpha -2b liều 1,5mcg/kg/tuần. Các loại thuốc tiêm sẽ được ưu tiên sử dụng cho phụ nữ muốn sinh con, đồng nhiễm viêm gan virus D hoặc sử dụng các loại thuốc uống như không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hiện nay, Y học hiện đại còn tiến hành ứng dụng một số phương pháp tiên tiến trong điều trị viêm gan B như: Lọc vi rút HBV, lọc máu Ozone,…
Đến ngay MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị viêm gan B kịp thời
Nếu phát hiện bản thân có một số biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm gan B nhưng đang băn khoăn tìm kiếm một cơ sở y tế chất lượng, hiệu quả để tiến hành kiểm tra và điều trị thì có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với nhân viên qua hotline: 1900 565656, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.