Những ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế? | Medlatec

Những ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế?

Bệnh cơ tim hạn chế là một bệnh lý cơ tim hiếm gặp nhưng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khi mắc bệnh này, tim sẽ rất khó để đảm nhiệm trọng trách bơm đủ máu đến các cơ quan của cơ thể. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ gây suy tim và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vậy những ai có nguy cơ mắc bệnh tim hạn chế và phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao?


10/06/2021 | Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa
30/05/2021 | Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì
24/05/2021 | Tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nâng cao hiệu quả điều trị
02/04/2021 | Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu và chế độ chăm sóc khoa học

1. Những ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế?

Tâm thất có chức năng chính là bơm máu lên phổi để trao đổi oxy, bơm máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh cơ tim hạn chế xảy ra khi tâm thất không giãn ra và được đổ đầy máu. Chính vì thế nó không thể cung cấp đủ lượng máu cho các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy tim, tràn dịch màng tim dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. 

nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế ít gặp nhưng nguy hiểm

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh cơ tim hạn chế chính là do tình trạng xơ hóa nội mạc cơ tim. Nhưng bên cạnh đó, bệnh có thể do một số nguyên nhân khác gây ra, có thể kể đến như tình trạng thừa sắt, bệnh viêm hạch bạch huyết và mô, tình trạng xơ cứng bì hệ thống, bệnh thoái hóa tinh bột, bệnh ung thư có điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị, bệnh lý màng trong tim,… 

1.1. Những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế

Những trường hợp có người thân chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh về tim (bao gồm: suy tim, bệnh cơ tim,…) thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người có bố mẹ, anh chị em không bị bệnh về tim. 

Người thừa cân, béo phì: Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh và các bệnh lý về tim mạch, trong đó có bệnh cơ tim hạn chế. 

Nghiện rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Nghiện rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Người nghiện rượu: Lạm dụng rượu là nguyên nhân gây hại cho cơ thể, đặc biệt là gan và tim. Các trường hợp uống rượu quá nhiều trong hơn 5 năm thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho tim và đặc biệt có nguy cơ cao đối với bệnh cơ tim hạn chế. Ngoài rượu thì sử dụng một số chất kích thích khác như cocaine hay amphetamine,… cũng khiến tăng nguy cơ gây bệnh lý về tim.

Những trường hợp thừa sắt nếu không được xử lý sớm cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. 

Bệnh nhân điều trị ung thư phải thực hiện hóa trị và xạ trị cũng nên thận trọng với bệnh cơ tim hạn chế. 

Bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp, bệnh tiểu đường cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cơ tim hạn chế. 

Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế

Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế

1.2. Những triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế

Một số triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế có thể kể đến là: 

  • Bệnh nhân có cảm giác khó thở khi gắng sức.

  • Luôn mệt mỏi, uể oải.

  • Đau vùng trước tim.

  • Đau vùng gan. 

  • Có cảm giác chóng mặt khi đột ngột thay đổi tư thế, có một số trường hợp bị ngất xỉu khi tập thể dục. 

  • Chán ăn.

  • Buồn nôn.

  • Tăng cân.

  • Bị sưng hay phù nề ở mắt cá chân, bàn chân hay bụng.

  • Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực.

  • Sờ thấy gan to.

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh cơ tim hạn chế

Để chẩn đoán bệnh cơ tim hạn chế, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp sau: 

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu.

  • Phương pháp đo điện tâm đồ (ECG).

  • Chụp X-quang tim phổi.

  • Siêu âm tim.

  • Chụp cắt lớp tim. 

  • Chụp cộng hưởng từ tim.

  • Sinh thiết mô tim.

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm phù hợp để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Bạn nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, có hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm để thăm khám. 

2.1. Điều trị bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh rất khó điều trị. Mục tiêu điều trị của bệnh bao gồm điều trị tình trạng suy chức năng tâm trương thất trái, điều trị biến chứng ở tim, tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân.

  • Điều trị bệnh cơ tim hạn chế bằng thuốc

Các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giúp bệnh nhân điều trị triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu để giảm tình trạng ứ dịch trong tuần hoàn, giảm phù nề. Thuốc chống đông máu để phòng ngừa tình trạng hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ tắc mạch máu,… hay thuốc hạ huyết áp với những trường hợp cần thiết,…

Thay đổi lối sống khoa học là một phương pháp điều trị bệnh

Thay đổi lối sống khoa học là một phương pháp điều trị bệnh

  • Phẫu thuật

Những bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc nhưng không có sự cải thiện đáng kể thì có thể được chỉ định phương pháp can thiệp phẫu thuật để điều trị bệnh. Một số phương pháp thường được áp dụng là cấy máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim, phẫu thuật van tim để lưu thông máu tốt hơn giữa các buồng tim, ghép tim,…

  • Thực hiện một lối sống khoa học

Để được điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần phải thực hiện một lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể, người bệnh cần chú ý những điều sau: 

Kiểm soát cân nặng: Mỗi ngày, bệnh nhân cần kiểm tra cân nặng của mình. Trường hợp suy tim tiến triển đồng nghĩa với tình trạng tích nước trong cơ thể và khiến bệnh nhân tăng cân. Vì thế kiểm tra cân nặng mỗi ngày là việc làm cần thiết. Nếu có bất thường phải liên hệ sớm với bác sĩ điều trị. 

Uống nhiều nước đối với người bình thường là rất tốt. Nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh cơ tim hạn chế thì không nên uống quá nhiều nước vì nó có thể làm tăng gánh nặng cho tim. 

Tập luyện là rất tốt nhưng cần phải tập đúng cách với những bài tập phù hợp. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về những bài tập thể dục hàng ngày của mình. Tránh lao động gắng sức để giảm gánh nặng cho tim. 

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cơ tim hạn chế. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc, thịt gia cầm bỏ da, cá, sữa chua,… Đồng thời cần kiêng tuyệt đối rượu bia, thuốc lá, không ăn quá nhiều muối và đường,…

Người bệnh cũng lưu ý nghỉ ngơi hợp lý, không nên để cơ thể quá căng thẳng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh cơ tim tim hạn chế, về nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế, dấu hiệu nhận biết bệnh và phương pháp điều trị bệnh. Căn bệnh này tuy rằng rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh nhân vẫn có cơ hội kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp