Người suy tim nặng - Ăn gì cho đỡ mệt? | Medlatec

Người suy tim nặng - Ăn gì cho đỡ mệt?

Ngày 21/08/2014 ThS. BS. Lê Thị Hải

Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu.



Khi suy tim
nặng bệnh nhân rất khó thở, gan to có khi có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, có thể còn khả năng hồi phục hoặc không còn khả năng hồi phục nếu vào giai đoạn cuối.

Nguyên tắc ăn uống khi suy tim nặng

Ăn nhạt hoàn toàn: lượng muối từ: 0,2g - 0,5g/ngày.

Năng lượng: nhỏ hơn 1.500Kcalo/ngày; Protein: 0,8g/kg/ngày và protein làm tăng chuyển hoá cơ bản làm tăng lưu lượng máu. Nên dùng protein từ sữa, cá; gluxit: dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật); chất béo: không cho thêm vào khi chế biến thức ăn

Rau quả: nên dùng nhiều để tạo môi trường kiềm chống lại tình trạng toan của cơ thể, rau quả lại chứa nhiều kali nên có tác dụng lợi tiểu rất tốt cho bệnh nhân suy tim.

Tránh dùng các thức ăn sinh hơi, các loại thức ăn lên men: trứng, đậu đỗ.

Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: dưa cà, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích, lạp xường; hạn chế các chất kích thích như cà phê, trà...

Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai sẽ thoả mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali, nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp cho chuyển hoá tốt, ít năng lượng để cho bộ máy tiêu hoá được nghỉ ngơi.

 

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3

Lượng muối 1 - 2g, protein: 40g, năng lượng: 1.200 - 1.300Kcalo.

Thực đơn mẫu:

6 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml (sữa đậu nành: 75, sữa bò: 75ml, đường: 10g)

9 giờ: sữa hỗn hợp: 150ml

12 giờ: Phở thịt nạc: 1 bát (bánh phở: 120g, thịt nạc: 30g, nước xương: 300ml)

15 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml

18 giờ: Cháo cá: 300ml (gạo: 30g, cá: 50g, dầu ăn 5g)

21 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4:

Dùng chế độ Karen gồm có sữa, nước quả, glucoza trong những ngày đầu sau đó thêm ngũ cốc, trứng, thịt:

Mẫu thực đơn trong 2 - 3 ngày đầu:

6 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml (sữa đậu nành: 50ml, sữa bò: 50ml, đường: 10g)

9 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

12 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

15 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

18 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

21 giờ: Glucoza 20%: 100ml

Mẫu thực đơn trong những ngày sau:

6 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml (sữa đậu nành: 50ml, sữa bò: 50ml, đường: 10g)

9 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

12 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

Cháo trứng: 200ml (gạo lẻ: 20g, trứng gà: 1 quả)

15 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

18 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

Cháo đường: 200ml (gạo: 20g, đường: 30g)

21 giờ: Glucoza 20%: 100ml

Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng: 1.025Kcal; protein: 26,7g; muối: 0,8g.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp