Hiện nay chưa có loại xét nghiệm nào phát hiện chính xác bạn bị thiếu vitamin B7. Tất cả đều được chẩn đoán thông qua những biểu hiện của cơ thể, mà cụ thể là tóc, móng tay móng chân và một số yếu tố khác. Một thực đơn hợp lý với những món giàu vitamin B7 là cách tốt nhất giúp bạn bổ sung loại vitamin này an toàn và hiệu quả.
06/11/2020 | Vitamin là gì và thực phẩm bổ sung vitamin hiệu quả 06/11/2020 | Vitamin A: vai trò với cơ thể và các trường hợp cần bổ sung 16/10/2020 | 7 tác dụng của vitamin B5 đối với sức khỏe
1. Vitamin B7 là gì?
Vitamin B7 là một vitamin thuộc nhóm B, tham gia vào quá trình sản xuất hormone, thúc đẩy sự chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Một lượng nhỏ biotin được tổng hợp do một số ít vi khuẩn ở đường ruột, lượng còn lại tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Theo khuyến cáo, mỗi người nên bổ sung 30 mcg vitamin B7 một ngày.
Vitamin B7 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein và chất béo
2. Vai trò của vitamin B7 đối với cơ thể
Vitamin B7 có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe con người:
2.1. Tăng cường trao đổi chất
Là một coenzym, vitamin B7 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng, là một mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất axit béo và phá vỡ amino axit.
2.2. Là yếu tố giúp da, tóc và móng khỏe mạnh
Được biết đến như một loại vitamin dành cho sắc đẹp, biotin kích thích mọc tóc, cải thiện các vấn đề về tóc xơ rối, gãy rụng. Ngoài ra loại vitamin này còn có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về da, như viêm da tiết bã, da khô, bong tróc,...
2.3. Duy trì ổn định lượng đường trong máu
Vitamin B7 giúp việc chuyển hóa glucose trở nên dễ dàng hơn, điều này vô cùng có lợi cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Biotin kết hợp với các loại vitamin khác giúp hạ đường huyết, giảm lượng cholesterol có trong máu, tăng cường sức khỏe.
Vitamin B7 giúp da tóc khỏe mạnh
2.4. Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Vitamin B7 thúc đẩy quá trình phân chia tế bào để phôi thai có thể phát triển bình thường. Nhưng trong thai kỳ, người mẹ có thể bị thiếu hụt vitamin B7. Việc bổ sung các sản phẩm giàu biotin trong thai kỳ là điều hoàn toàn cần thiết, tuy nhiên chỉ nên dùng trong giới hạn cho phép. Lượng biotin được khuyên dùng khi mang thai là 30 mcg/ngày.
2.5. Hỗ trợ giảm cân
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B7 được khuyên dùng cho những người mắc bệnh béo phì, thừa cân, nhờ tác dụng giảm lượng chất béo dư thừa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3. Một số ảnh hưởng của việc thiếu vitamin B7 đến cơ thể
3.1. Ảnh hưởng đến tóc, da, móng tay, móng chân
Tóc, da và móng sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B7. Dấu hiệu thiếu vitamin B7 dễ nhận biết là:
Rụng tóc
Đây được coi là biểu hiện đầu tiên được phản ánh khi cơ thể bị thiếu biotin, điều này dẫn đến các vấn đề thường gặp ở tóc như tóc mỏng, gãy rụng thường xuyên, tình trạng tóc chẻ ngọn cũng như xơ rối cũng là điều không thể tránh khỏi.
Thiếu vitamin B7 khiến tóc gãy rụng
Các bệnh về da và móng
Việc thiếu hụt vitamin B7 dẫn đến các vấn đề tiêu cực đối với da như:
- Thay đổi ngoài da, đồng thời xuất hiện phát ban đỏ kèm vảy quanh mắt, miệng và mũi. Tình trạng các vùng da trên khuôn mặt bị khô và bong tróc ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe.
- Xuất hiện các vết nứt ở miệng cũng là một tín hiệu cho biết cơ thể đang bị thiếu biotin.
- Ngứa ở chân và tay.
- Vùng lưỡi bị sưng, tấy đỏ và đau.
- Móng tay yếu và dễ gãy.
3.2. Thiếu vitamin B7 gây ra bệnh gì khác?
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu hụt vitamin B7 còn gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Gây ra các bệnh lý về mắt điển hình như khô mắt dẫn đến viêm kết mạc.
- Chán ăn gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài, thường xuyên buồn nôn.
- Mất ngủ, khả năng tập trung suy giảm tạo nên ảo giác.
- Trầm cảm.
- Cơ thể dễ nhiễm bệnh do suy giảm khả năng miễn dịch.
4. Các loại thực phẩm bổ sung vitamin B7
Nếu bạn đang thắc mắc tại sao thiếu vitamin B7 thì nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thực phẩm bạn ăn chưa đủ cung cấp loại vitamin này cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu Vitamin B7 mà ai cũng cần biết là:
4.1. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại quả, hạt là nguồn cung cấp lượng lớn biotin tự nhiên có thể kể đến như: hạnh nhân, óc chó, đậu nành, đậu xanh,… Được biết trong 30g nhân hạt óc chó,lượng vitamin B7 lên đến 5,7 mcg.
4.2. Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là thực phẩm chứa nhiều biotin và các chất dinh dưỡng khác . Một lòng đỏ trứng cung cấp cho cơ thể 10 mcg biotin, đây là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin vừa an toàn, giá rẻ và dễ tìm. Tuy nhiên, luôn phải nấu chín lòng đỏ trứng trước khi ăn, vì trong trứng sống, đặc biệt là lòng trắng trứng có chứa avidin là một loại protein ngăn chặn sự hấp thu biotin trong cơ thể.
Lòng đỏ trứng là thực phẩm chứa nhiều vitamin B7
4.3. Cá hồi
Một phần cá hồi 85g có chứa 5 mcg vitamin B7, ngoài ra đây còn là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe.
4.4. Súp lơ
Trong 20g súp lơ sống có chứa tới 17 mcg vitamin B7, súp lơ là nguồn cung cấp biotin lý tưởng cho cơ thể vì đây là một loại thực phẩm rẻ, dễ tìm cũng như chế biến đơn giản. Bên cạnh đó, những chất xơ và khoáng chất có trong súp lơ rất tốt cho người sử dụng.
4.5. Các sản phẩm từ sữa
Đa số các sản phẩm từ sữa đều chứa một lượng lớn biotin. Một cốc sữa có chứa 0,3 mcg vitamin B7, đây là cách bổ sung lượng biotin cần thiết cho cơ thể một cách dễ dàng và hiệu quả, không cần chế biến cầu kỳ và mất thời gian.
4.6. Nội tạng động vật (gan, thận,...)
Một lượng lớn biotin được tích trữ trong gan cũng như nội tạng của các động vật, do đó các món ăn được chế biến từ gan, thận là một nguồn cung cấp vitamin B7 dồi dào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng; lượng biotin có trong nội tạng nhiều hơn ở thịt động vật.
Vitamin B7 có thể bổ sung bằng những thực phẩm tự nhiên
Thiếu hụt vitamin B7 sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, vì vậy việc bổ sung vitamin B7 là hoàn toàn cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Để kiểm tra có thể có bị thiếu vitamin B7 hay không hoặc muốn đăng ký khám sức khỏe định kỳ hãy liên hệ với MEDLATEC thông qua hotline 1900565656. MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.