Do đặc điểm cấu trúc đặc biệt nên phụ nữ rất dễ bị các bệnh viêm nhiễm âm đạo, nhất là phụ nữ trưởng thành đã quan hệ tình dục. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi vì thế khả năng bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm gây viêm cũng rất cao. Vậy nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào mẹ đã biết chưa?
04/11/2020 | Nấm âm đạo - căn bệnh khiến chị em phụ nữ phải đau đầu 31/10/2020 | Nấm âm đạo: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị 21/04/2020 | Nấm âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả
1. Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo là tình trạng nấm men phát triển quá mức do môi trường acid của âm đạo bị mất cân bằng. Nấm âm đạo sẽ khiến khí hư tiết ra nhiều hơn, màu trắng đục hoặc bã đậu, có thể có máu do âm đạo bị sung huyết. Kèm theo đó, người bệnh có thể thấy vùng kín khó chịu, nóng rát.
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi vì khả năng bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm gây viêm cũng rất cao
Nấm âm đạo rất phổ biến, trong đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao hơn cả do nồng độ hormone estrogen tăng cao, cùng nhiều thay đổi cơ địa khiến môi trường vùng kín mất cân bằng, độ ẩm cao, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
Nấm Candida là tác nhân gây nấm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng. Nếu môi trường pH của âm đạo cân bằng, nấm Candida trở nên vô hại, song chúng vẫn tồn tại. Khi mang thai, nội tiết thay đổi, môi trường pH ở âm đạo cũng thay đổi sẽ tạo điều kiện cho nấm này phát triển mạnh mẽ hơn.
Nấm âm đạo dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm
Phụ nữ đã từng bị nhiễm nấm Candida âm đạo thì nguy cơ tái phát khi mang thai rất cao. Điều trị bệnh và loại bỏ triệu chứng không quá khó khăn, tuy nhiên để tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh trong âm đạo thì không hề dễ dàng.
Dưới đây là những dấu hiệu mẹ bầu có thể nhận biết mình có bị nấm âm đạo hay không.
-
Khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc như bã đậu, có thể hôi hoặc không hôi.
-
Do âm đạo bị sung huyết lên khí hư có thể lẫn máu.
-
Đau rát, khó chịu vùng kín,...
Khi mang thai, khí hư âm đạo ra nhiều là điều bình thường, tuy nhiên nếu xuất hiện kèm các dấu hiệu khác như trên thì cần cẩn thận.
2. Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe mẹ và bé?
Hầu hết các trường hợp nhiễm nấm âm đạo khi mang thai không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu phát hiện bệnh nên điều trị tích cực kết hợp với kiêng cữ, chăm sóc để loại bỏ tác nhân gây bệnh hoặc kiểm soát nấm một cách tối đa.
Nếu mẹ bầu nhiễm nấm âm đạo thì khi sinh, nấm có thể nhiễm vào niêm mạc miệng của trẻ, gây viêm da, đen miệng, tưa lưỡi,… Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét cho trẻ dùng thuốc kháng nấm nhẹ cho trẻ và thuốc chống nấm điều trị cho mẹ.
Trẻ sinh ra có thể nhiễm nấm từ mẹ
Cần theo dõi điều trị nấm âm đạo khi mang thai, phòng ngừa nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng trong tử cung, sức đề kháng yếu, sinh non, viêm phổi,… do nấm. Tuy nhiên những rủi ro này có thể phòng ngừa được nếu theo dõi và điều trị bệnh tích cực.
3. Điều trị và ngừa tái phát nấm âm đạo khi mang thai
Điều trị nấm âm đạo nói riêng và các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác nói chung ở phụ nữ mang thai cần lưu ý nhiều hơn do sức đề kháng của mẹ giai đoạn này yếu, bệnh có thể nặng hơn, nhất là tác nhân vi khuẩn hoặc virus. Hơn nữa, sử dụng thuốc điều trị nấm âm đạo cũng cần lựa chọn kỹ càng, tránh thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của thai.
Dưới đây là các biện pháp cần thiết để điều trị và phòng ngừa tái phát nấm âm đạo khi mang thai.
3.1. Điều trị nấm âm đạo
Bệnh thường được điều trị bằng viên đặt phụ khoa và thuốc bôi tại chỗ, bao gồm:
Thai phụ nhiễm nấm âm đạo thường điều trị bằng thuốc đặt hoặc thuốc bôi
Thuốc Imidazole
Đây là nhóm thuốc tác dụng tại chỗ, rất an toàn và hiệu quả với phụ nữ mang thai bị nấm âm đạo. Thời gian điều trị với thuốc khoảng từ 7 - 14 ngày tùy theo khả năng đáp ứng thuốc.
Thuốc Miconazol
Đây là dạng thuốc đặt âm đạo, thuốc tác dụng tại chỗ giúp tiêu diệt nấm và ít hấp thụ toàn thân nên rất an toàn cho sức khỏe của thai nhi cũng như mẹ bầu. Đặc biệt, thuốc Miconazol có thể dùng điều trị cho phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Một đợt điều trị nấm âm đạo với viên đặt này chỉ khoảng 7 ngày. Tuy nhiên chăm sóc và kiểm soát sau đó vẫn cần thiết để tránh bệnh tái phát
Thuốc Clotrimazole
Đây cũng là dạng thuốc đặt âm đạo để trị nấm tại chỗ, không gây hại đến thai nhi và thường sử dụng điều trị cho thai phụ ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ ba. Thời gian điều trị của 1 liệu trình cũng là 7 ngày, tuy nhiên nếu tái phát sẽ cần điều trị kéo dài đến 14 ngày.
3.2. Phòng ngừa và kiểm soát nấm âm đạo khi mang thai
Việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân tốt trong thời gian mang thai cũng giúp mẹ bầu điều trị, phòng ngừa nhiễm nấm âm đạo. Dưới đây là các biện pháp tốt:
-
Chọn đồ lót chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi tốt.
-
Thường xuyên vệ sinh đồ lót, phơi dưới nắng hoặc nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn.
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt không thụt rửa quá sâu trong âm đạo vừa tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo vừa có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Chọn dung dịch tẩy rửa pH phù hợp, dịu nhẹ tránh dùng loại có khả năng tẩy rửa quá mạnh gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa nấm âm đạo
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nấm âm đạo khi mang thai gây nhiều khó chịu, mệt mỏi với các biểu hiện đau, ngứa rát vùng âm đạo. Vì thế ngay khi có triệu chứng nghi ngờ, thai phụ nên sớm đi khám để được chẩn đoán điều trị sớm.