Một số hướng dẫn về bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi | Medlatec

Một số hướng dẫn về bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi cần được bổ sung sắt để giảm nguy cơ thiếu máu và bảo đảm sự phát triển tốt nhất về thể chất và nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu, tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi theo cách tốt nhất. Ngược lại, nếu bổ sung sai cách, trẻ có thể gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe. Dưới đây là thông tin chi tiết dành cho các bậc phụ huynh.


16/06/2021 | Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: nguyên nhân và cách bổ sung

1. Chất sắt quan trọng như thế nào với sức khỏe?

Sắt là thành phần của huyết sắc tố, myoglobin, các xitocrom và nhiều enzyme như catalza hay peroxidaza. Sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Nhiệm vụ quan trọng của sắt là vận chuyển và lưu trữ oxy Cofactor của các enzyme và các protein, tạo tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, sắt cũng góp phần trong quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể, từ đó cơ bắp được dự trữ và sử dụng oxy.

Bổ sung sắt cho trẻ

Thiếu sắt dễ dẫn đến thiếu máu, khiến trẻ mệt mỏi, hay ốm

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu sắt, trong đó có thể kể đến như trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày; khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ ké; ở thời kỳ tăng trưởng, trẻ cần bổ sung nhiều sắt hơn bình thường; trẻ bị mất máu do bị nhiễm giun sán. 

Thiếu sắt ở trẻ em hay người lớn đều là vấn đề nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì tình trạng thiếu sắt có thể khiến trẻ không được phát triển toàn diện và nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. 

Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu khá phổ biến ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có nguy cơ mắc một số bệnh lý, giảm khả năng nhận thức và việc học tập của trẻ sau này cũng gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi là rất cần thiết. 

2. Nên bổ sung sắt cho trẻ như thế nào?

Trẻ em cần bao nhiêu sắt?

3 tháng đầu đời, trẻ thường có một lượng sắt dự trữ nhất định trong cơ thể vì thế, thời điểm này, mẹ không cần bổ sung sắt cho con. Tuy nhiên, càng lớn lên, cơ thể trẻ cần được tăng trưởng và phát triển bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng, trong đó có sắt. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Trẻ 9 tháng: Cần bổ sung khoảng 11 mg/ngày;
  • Trẻ 1 tuổi - 3 tuổi: Cần bổ sung khoảng 5.5mg/ngày;
  • Trẻ 5 tuổi: Cần bổ sung dưới 7mg/ngày;
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: Cần bổ sung khoảng 8 mg;
  • Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: Cần bổ sung khoảng 15 mg/ngày (bé gái) hoặc 11 mg/ngày (bé trai).

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?

Bổ sung sắt cho trẻ cần hợp lý và đúng cách. Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh lạm dụng, mắc sai lầm khi bổ sung cho trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ. 

Bổ sung sắt cho bé qua nguồn thực phẩm từ động vật, thực vật

Bổ sung sắt cho bé qua nguồn thực phẩm từ động vật, thực vật

Đối với những trường hợp đang được uống sữa công thức, trong đó có tăng cường bổ sung sắt thì rất có thể, con bạn đã được cung cấp chất sắt được khuyến nghị. Vì thế, mẹ cần chú ý về công thức, thành phần sữa.

Với những trường hợp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho bé. Thông thường, đối với trẻ sinh đủ tháng thì cần bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi. Đối với trẻ sinh non, bé nên được bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi cho đến khi ăn dặm lúc 1 tuổi. 

3. Bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm và thuốc

Chế độ ăn uống

Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé bằng việc bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm sau: 

Sắt trong thực phẩm động vật: Bao gồm một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu; một số loại hải sản như cá, tôm, cua,…; trứng và gan động vật,…

Sắt trong thực phẩm thực vật: Những loại rau màu xanh đậm thường có chứa nhiều sắt, chẳng hạn như rau muống, rau bó xôi,… Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung sắt cho con bằng việc cho trẻ ăn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn một số loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, dâu tây,… để tăng cường hấp thu sắt.

Bổ sung sắt cho bé bằng thuốc

Có thể bổ sung sắt bằng thuốc có chỉ định của bác sĩ 

Có thể bổ sung sắt bằng thuốc có chỉ định của bác sĩ 

Các bậc phụ huynh cần lưu ý, chỉ nên bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc bổ sung cho trẻ để tránh hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Nên bổ sung sắt trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ vì sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Với những trường hợp trẻ nhạy cảm, dễ xảy ra tình trạng buồn nôn thì nên được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng dần đến liều lượng điều trị mà bác sĩ chỉ định. 

Khi cho trẻ bổ sung sắt thì hạn chế để bé sử dụng các loại đồ uống có ga.

Nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi dùng thuốc để tránh trường hợp các thành phần của thuốc có thể khiến răng trẻ bị đậm màu hơn. 

Một số tác dụng không mong muốn của thuốc là khiến trẻ đi ngoài phân đen, nhưng không đáng lo ngại. Ngoài ra một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kể đến như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn,...

Để xa tầm tay của trẻ để tránh tình trạng ngộ độc thuốc. 

Phương pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những 6 tháng đầu đời của trẻ.

Nên đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Nên đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Khi trẻ bắt đầu ăn được những thực phẩm rắn, nên có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng cho trẻ. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều protein, bổ sung sắt qua thực phẩm thực vật, động vật có chứa nhiều sắt,… Đồng thời bổ sung vitamin C để quá trình hấp thụ sắt của trẻ tốt hơn. 

Nếu bạn nghi ngờ bé bị thiếu máu do thiếu sắt, hãy cho trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Tránh để lâu dẫn đến hậu quả khó lường. 

Mẹ có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ và tư vấn về nhiều vấn đề sức khỏe khác của trẻ nhỏ. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp