Viêm cột sống dính khớp khá phổ biến nhưng vì bệnh có những triệu chứng khá giống với nhiều bệnh khác nên dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị và gây tổn thương cột sống. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu, nếu không được điều trị hợp lý, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
06/02/2022 | Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp 18/10/2021 | Bệnh viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? 16/10/2021 | Chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp bằng cách nào là hiệu quả? 13/08/2021 | Đau lưng kiểu viêm: Coi chừng triệu chứng viêm cột sống dính khớp
1. Viêm cột sống dính khớp có thể gây ra những triệu chứng gì?
Viêm cột sống dính khớp thường gây ra những tổn thương ở khớp cùng chậu, cột sống, dọc theo phần sau của chi dưới và điểm bám gân và dây chằng vào xương, các khớp vùng vai,… Đây là một căn bệnh mạn tính, sau một thời gian, bệnh sẽ dẫn đến dính khớp, cứng khớp và cột sống. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây tàn phế.
Viêm cột sống dính khớp làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh
- Dưới đây là một số triệu chứng bệnh thường gặp:
+ Đau và cứng ở vùng hông, phần lưng dưới. Cơn đau thường xảy ra vào lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc sau khi người bệnh phải vận động nhiều.
+ Đau cổ, đau nhiều hơn vào buổi sáng. Một số trường hợp thường xuyên phải tỉnh giấc vào ban đêm vì quá đau.
+ Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
+ Mức độ triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh không tiến triển liên tục mà thường diễn ra thành từng đợt với khoảng cách không cố định. Sau mỗi đợt bệnh, sức khỏe của bệnh nhân sẽ ổn định trở lại.
+ Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như mắt đỏ và đau, nhìn mờ, mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu cơ thể xuất hiện một số biểu hiện như trên, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho thấy rõ tổn thương ở các khớp
- Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm cột sống dính khớp
Để có được chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh và các loại xét nghiệm. Cụ thể như sau:
+ Thăm khám lâm sàng: Kiểm tra khả năng vận động của người bệnh và xác định rõ vị trí đau của người bệnh. Kiểm tra khả năng di động lồng ngực bằng cách hướng dẫn người bệnh thở sâu.
+ Chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để thấy rõ được những bất thường xảy ra ở các khớp, xương và phần mềm một cách chi tiết. Từ đó có những đánh giá cơ bản về sức khỏe của người bệnh.
- Các loại xét nghiệm khác: Không có loại xét nghiệm đặc hiệu, do đó dựa vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm khác nhau, chẳng hạn như xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm, xét nghiệm di truyền,…
2. Viêm cột sống dính khớp ở mẹ bầu có đáng lo ngại không?
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho căn bệnh viêm cột sống dính khớp. Các phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu là khắc phục triệu chứng, tăng cường khả năng vận động của người bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, nhất là nguy cơ tàn phế.
Những trường hợp phụ nữ bị bệnh khi đang mang thai sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Hơn nữa, những triệu chứng bệnh ở phụ nữ mang thai sẽ thường nghiêm trọng hơn so với những đối tượng khác. Dưới đây là một số thắc mắc của mẹ bầu về căn bệnh này và đồng thời là những lời giải đáp chi tiết của chuyên gia:
Trên thực tế, vẫn chưa có kết luận về vấn đề viêm cột sống dính khớp có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan mà cần xác định thời điểm muốn có thai và sau đó nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ. Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể. Nếu chưa mang thai, thì nên sử dụng biện pháp tránh thai chờ đến khi sức khỏe ổn định mới lên kế hoạch mang thai.
Nhiều mẹ bầu lo ngại viêm cột sống dính khớp sẽ ảnh hưởng đến thai nhi
Thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Do đó, nếu đang trong quá trình điều trị mà vẫn mong muốn có thai, cần thông báo với các bác sĩ để kịp thời điều chỉnh, thay đổi liều lượng thuốc, loại thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Đối với những trường hợp bất ngờ biết mình mang thai, chị em cũng nên thông báo kịp thời tới bác sĩ điều trị để dừng hoặc thay đổi về các loại thuốc đang sử dụng sao cho kiểm soát bệnh hiệu quả và đồng thời không gây hại đến thai nhi và vẫn đảm bảo sự phát triển của thai nhi,
Đây là một dạng bệnh lý tự miễn. Theo lý thuyết, những bệnh lý tự miễn thường có nguy cơ di truyền. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì cũng có nhiều trường hợp dù mắc bệnh vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé sinh ra không mắc phải căn bệnh này.
Đa số những trường hợp mang thai, tình trạng bệnh khá ổn định trong thai kỳ. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan vì một số trường hợp những triệu chứng bệnh có thể nghiêm trọng hơn so với khi chưa mang thai. Những cơn đau khớp dữ dội thường xảy ra vào 3 tháng giữa thai kỳ và đến 3 tháng cuối cùng với thời điểm sau sinh, bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn. Chính vì thế, nếu mang thai khi đang bị bệnh, chị em cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân để hạn chế nguy cơ bị ảnh hưởng do các cơn đau gây ra.
Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc dừng thuốc để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi
Bệnh không gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa cũng như chất lượng sữa của các bà mẹ. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ qua đường sữa mẹ. Chính vì thế, cần thông báo với bác sĩ để có kế hoạch điều trị và điều chỉnh thuốc trong quá trình bệnh nhân đang cho con bú.
Theo các chuyên gia, các mẹ bầu vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh, do đó chị em không nên lo lắng quá. Điều cần làm đó là lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe và tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu còn thắc mắc về bệnh viêm cột sống dính khớp và một số vấn đề sức khỏe khác, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.