Lao hạch ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy lao hạch có nguy hiểm không, khi bị bệnh trẻ có thể biểu hiện ra sao và những phương pháp nào đang được áp dụng để điều trị bệnh? Mời các bậc phụ huynh tham khảo bài viết sau để tìm ra câu trả lời.
14/07/2021 | Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị ra sao? 03/04/2021 | Bệnh lao hạch có lây không? Các triệu chứng của bệnh? 02/04/2021 | Bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sớm bệnh lao hạch 02/04/2021 | Gợi ý phương pháp điều trị lao hạch hiệu quả
1. Lao hạch ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây bệnh là gì?
1.1. Bệnh lao hạch có nguy hiểm không?
Bệnh lao hạch là bệnh không lây nhiễm và không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên không vì thế mà bố mẹ chủ quan. Tình trạng lao hạch có thể khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh lao hạch thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong trường hợp trẻ bị bệnh nhưng không được điều trị thì những hạch này có thể sưng lên có khả năng vỡ ra, khi đó cần phải trích rạch để nạo vét mủ và rất dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, khiến trẻ mất tự tin khi giao tiếp.
Nếu hạch có kích thước lớn, nó sẽ gây chèn ép đến những tổ chức xung quanh như mạch máu hay các dây thần kinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cha mẹ không được chủ quan. Tốt nhất, hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được kịp thời thăm khám và điều trị. Chỉ cần được điều trị kịp thời, tuân thủ theo các biện pháp điều trị của bác sĩ, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.
1.2. Nguyên nhân gây nổi hạch ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao hạch ở trẻ em là do trực khuẩn lao, phổ biến nhất là Mycobacterium Tuberculosis. Loại trực khuẩn này thường tấn công cơ thể qua đường bạch huyết khi xuất hiện những tổn thương ở vùng niêm mạc miệng.
Đối với trẻ em, tình trạng lao hạch có thể xảy ra khi:
-
Trẻ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như bị viêm nướu, viêm họng,…
-
Trẻ bị viêm hạch bạch huyết,…
-
Hạch cũng có thể xảy ra khi trẻ mắc bệnh liên quan đến eczema.
-
Một số trường hợp xuất hiện hạch do ung thư, nhưng tỉ lệ rất ít.
2. Những biểu hiện của bệnh lao hạch ở trẻ em
Những dấu hiệu lao hạch phổ biến ở trẻ em là tình trạng có hạch sưng to ở vùng cổ, những hạch này thường không gây đau, vùng da có hạch không sưng, không tấy đỏ, có thể chỉ duy nhất một hạch nhưng cũng có trường hợp xuất hiện nhiều hạch,…
Người bệnh có hiện tượng nổi hạch nhưng không đau
Tuy nhiên, ở mỗi thể bệnh, những triệu chứng có thể khác nhau như sau:
-
Thể viêm hạch: Hạch thường xuất hiện ở vùng dưới hàm, cạnh cổ, có thể xuất hiện một hoặc nhiều hạch, tính chất của hạch thường cứng và di động dưới da.
-
Thể viêm quanh hạch: Hạch có biểu hiện sưng to, cứng nhưng khi ấn không đau, da có thể bị loét, thậm chỉ rò chảy mủ, cần được xử lý sớm để phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm dẫn đến viêm hạch lan tỏa.
-
Thể khối u: Thể bệnh này ít gặp. Là trường hợp lao hạch ở cổ sưng to, không đau, nhưng có thể chiếm gần hết diện tích phần cổ khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện, khó chịu khi sinh hoạt. Thể bệnh này cũng rất khó để điều trị dứt điểm.
3. Những phương pháp điều trị lao hạch ở trẻ em
Hai phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh lao hạch ở trẻ em là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tùy vào mỗi thể trạng bệnh nhân, mức độ bệnh, thể lao hạch khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh lao hạch ở trẻ em. Bệnh nhân có thể cần phải uống phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau, đặc biệt là có sử dụng một số loại thuốc chống lao. Ở mỗi giai đoạn bác sĩ sẽ quy định về lượng thuốc, số lượng thuốc chống lao cần phối hợp và thời gian dùng thuốc khác nhau.
Điều trị bệnh bằng một số loại thuốc kết hợp
Thông thường, bệnh nhân cần phải dùng thuốc từ 9 đến 12 tháng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ đáp ứng thuốc của mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian dùng thuốc phù hợp.
Đây là căn bệnh có thể tái phát vì thế cha mẹ không thể chủ quan và nên tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ. Với những trường hợp có sức đề kháng tốt, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều. Vì thế, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh cho bé và đặc biệt chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Thông thường, hạch sẽ có vai trò giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của trực khuẩn lao, chính vì thế, không nên phẫu thuật cắt bỏ hạch quá sớm.
Trong trường hợp hạch của trẻ bị sưng tấy, có mủ hoặc có nguy cơ vỡ thì cần tiến hành rạch nạo vét mủ và kết hợp điều trị bằng thuốc.
Nên đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh
Những trẻ có hạch quá to, gây chèn ép mạch máu hoặc dây thần kinh thì nên thực hiện phẫu thuật bóc hạch.
Như vậy những thông tin phía trên đã giúp cha mẹ có những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh lao hạch ở trẻ em. Tuy không gây nguy hiểm nhưng cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, phòng tránh nguy cơ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho trẻ.
Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể là một gợi ý cho bạn. Tại đây, chúng tôi tự hào là nơi quy tụ của những chuyên gia đầu ngành với trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm điều trị những bệnh lý ở trẻ. MEDLATEC luôn cập nhật những phác đồ điều trị tiên tiến nhất và hiệu quả nhất.
Khi lựa chọn Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cha mẹ cũng sẽ vô cùng hài lòng về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây. Mọi khách hàng đều được phục vụ chu đáo, tư vấn chi tiết, chuyên nghiệp, đặc biệt là thái độ ân cần với các bệnh nhi, không gian phòng khám phù hợp với sở thích của trẻ, giúp trẻ hợp tác điều trị rất tốt và từ đó nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Cha mẹ có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn chi tiết.