Dị tật tinh hoàn, có nốt bất thường tại bộ phận sinh dục mà không hề hay biết bệnh, chàng trai 26 tuổi sắp kết hôn phải chịu nhiều cay đắng khi biết sự thật về mình.
Đó là trường hợp của anh N.V.H (26 tuổi, Quảng Ninh) dự định kết hôn đầu năm 2020, nhận được lời khuyên nên đi kiểm tra sức khỏe, anh đã đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám, trước đó bản thân hoàn toàn khỏe mạnh, không phát hiện bệnh lý nào.
Bỏ qua biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị từ nhỏ, để lại hậu quả khôn lường
Khi kể lại câu chuyện này, bác sĩ Thân Ngọc Tuấn - Chuyên Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà bệnh viện gặp, rất nhiều bạn trẻ đến khám chỉ vì “khám cho xong” nhưng sau đó phát hiện ra không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu. Điều này ảnh hường rất nhiều đến cuộc sống hôn nhân sau này, đặc biệt là việc sinh con.
Hình ảnh minh họa bệnh H., đến khám tiền hôn nhân tại MEDLATEC, bác sĩ Thân Ngọc Tuấn - chuyên Nam khoa tiếp nhận ca bệnh này.
Khi bệnh nhân H., đến khám thì tôi phát hiện ra tinh hoàn 2 bên của bạn nhỏ hơn so với độ tuổi nam giới trưởng thành. Đồng thời, gốc dương vật có 3 nốt dạng nhú. Sau đó, anh H., được tư vấn làm tinh dịch đồ và làm thêm xét nghiệm HPV để kiểm tra bệnh lây truyền do virus HPV gây ra”.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC mời anh H., tái khám theo lịch hẹn và kết quả có:
- Tinh dịch đồ: Không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch;
- Các xét nghiệm nội tiết - hormone nam bất thường: Chỉ số hormone FSH tăng (36mU/mL) gấp 3 lần bình thường, LH tăng (15,2 mU/mL) gấp hơn 2 lần bình thường, trong khi Testosteron (hormone đặc trưng của nam giới) lại rất thấp (6,98 nm/l) so với bình thường độ tuổi trưởng thành cần trên 15 nmol/l;
- Siêu âm tinh hoàn: Hình ảnh tinh hoàn kích thước nhỏ hơn bình thường chỉ 30x15x20 mm và nặng 4,9 gram;
- Xét nghiệm HPV: âm tính với Human papiloma virus.
Dựa vào kết quả xét nghiệm và cận lâm sàng, bác sĩ Tuấn chẩn đoán tình trạng bệnh của bệnh nhân H., là Azoospermia - hội chứng suy sinh dục tiên phát, theo dõi papiloma dương vật.
Với kết quả chẩn đoán bệnh nhân không có tinh trùng, bác sĩ Tuấn đã hỏi lại tiền sử bệnh của anh H., thì biết được gia đình đều khỏe mạnh và không có ai điều trị vô sinh. Tuy nhiên, hồi bé anh H., đã từng mắc quai bị và có biến chứng viêm tinh hoàn, nhưng gia đình không đi khám kiểm tra lại sau đó và nghĩ không ảnh hưởng gì.
Các nguyên nhân gây không có tinh trùng ở nam giới
Ngày nay, tỉ lệ nam giới vô sinh do không có tinh trùng chiếm tỉ lệ khá cao. Theo BS Tuấn, nguyên nhân của vấn đề này vô cùng phức tạp, nhưng chung quy lại có 2 loại bao gồm: Không tinh trùng do bít tắc đường dẫn tinh (mào tinh hoặc ống dẫn tinh) và không tinh trùng do vấn đề sinh tinh; hoặc nam giới mắc hội chứng Klinefelter; nam giới bị đột biến mất đoạn gen AZF trên nhánh dài nhiễm sắc thể giới tính Y.
Xét nghiệm tinh dịch đồ trong khám tiền hôn nhân giúp xác định tinh trùng trong tinh dịch.
Để làm rõ nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời, anh H., được bác sĩ chỉ định làm thêm 2 xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân, đó là xét nghiệm Nhiễm sắc thể đổ (Karyotype) và xét nghiệm đột biến mất đoạn gen AZF.
Kết quả xét nghiệm Nhiễm sắc thể đồ cho thấy bệnh nhân H.,“Tăng kích thước vệ tinh nhiễm sắc thể số 21 và xét nghiệm AZF cho kết quả bình thường” không phát hiện đột biến. Như vậy, với kết quả Nhiễm sắc thể đó thì không phải nguyên nhân dẫn tới hiện tượng không có tinh trùng của anh H., Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh của bệnh nhân, bác sĩ nghĩ nhiều đến do biến chứng của quai bị gây giảm kích thước tinh hoàn, gây xơ hóa các ống sinh tinh dẫn tới hormone FSH và LH tăng cao, ngược lại testosteron giảm rất thấp. Đây là trường hợp vô sinh nam - suy sinh dục tiên phát.
Muốn có con, nam giới không có tinh trùng cần làm gì?
Bằng kinh nghiệm điều trị vô sinh, bác sĩ Tuấn đưa hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân là nên dùng liệu pháp hormone thay thế bổ sung Testosteron để tránh hiện tượng suy giảm hormone nam gây ảnh hưởng tới sự phát triển các cơ quan khác cơ thể.
Đồng thời anh H., được tư vấn thực hiện tìm tinh trùng bằng phương pháp vi phẫu tinh hoàn (MicroTese). Tuy nhiên, khả năng thành công phẫu thuật vi phẫu của anh không cao do gần như các ống sinh tinh đã bị xơ hóa từ lâu.
Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, không thể thiếu điều này
Qua đây có thể thấy, khám sức khỏe tiền hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng của nhằm phát hiện sớm các bệnh di truyền như tan máu bẩm sinh (Thalassemia); các bệnh truyền nhiễm viêm gan B, C, giang mai; các bất thường sức khỏe sinh sản như không có tinh trùng ở nam giới, bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh, ở nữ giới có thể gặp như buồng trứng đa nang, suy giảm chức năng buồng trứng,… Từ kết quả khám giúp có biện pháp điều trị sớm, tránh gây hậu quả đáng tiếc.
Để cuộc sống hôn nhân hạnh phúc viên mãn, bác sĩ Tuấn khuyên các cặp đôi nên tiến hành khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi cưới ít nhất 3 - 6 tháng, đồng thời lưu ý một số điều sau:
- Trước khi khám, cần ngừng sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Nên đi khám sức khỏe vào buổi sáng và nhịn ăn trước khi lấy máu để kết quả xét nghiệm được chính xác.
- Nam giới nên kiêng xuất tinh 2 - 7 ngày để làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, xuất tinh,...) và tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình (có bệnh di truyền hay không, đang điều trị bệnh gì không,…).
- Nữ không khám trong kỳ kinh nguyệt, đang đặt thuốc âm đạo.
- Không quan hệ tình dục trước buổi khám ít nhất 3 ngày.
- Mạnh dạn trao đổi với bác sĩ những vấn đề về sức khỏe của mình.
Với mong muốn giúp các đôi bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có hạnh phúc viên mãn, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giảm 20% Gói Khám Tiền Hôn Nhân khi sử dụng dịch vụ của bệnh viện.
- Thời gian: Từ nay đến hết 31/12/2019.
- Phạm vi áp dụng: Khách hàng đăng ký tại bệnh viện, phòng khám hoặc mua gói khám trên app iCNM.
Mọi thông tin chi tiết, quý vị vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 để được giải đáp.
|