Tự sờ thấy khối sưng ở đốt ngón tay hơn 1 năm nhưng không thấy đau nên không đi khám, bệnh nhân ngã ngửa khi biết mình mắc bệnh hiếm gặp.
Chị M.T.N 45 tuổi ở Hà Nội, kinh doanh hàng ăn. Cách đây 1 năm chị N., thấy ngón tay 1 bàn tay trái có khối lồi, không sưng đau, không nóng đỏ và không to dần.
05/12/2019 | Các phương pháp thường được sử dụng trong gói tầm soát ung thư phổi 05/12/2019 | Giá tầm soát ung thư phổi bao nhiêu, thực hiện ở đâu uy tín, chất lượng 05/12/2019 | Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không? 05/12/2019 | Tầm soát ung thư bao lâu một lần để có thể kiểm soát bệnh?
Ngoài ra, chị N., kể lại khoảng 2 năm trước chị cũng tự sờ thấy khối lồi ở vùng trán nên đến MEDLATEC khám.
Phát hiện u tế bào khổng lồ bao gân bằng cách nào?
Bác sĩ Lê Hà Phương - Chuyên khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là người trực tiếp khám cho bệnh nhân, sau khi hỏi tiền sử, khám lâm sàng, các biểu hiện tại khối lồi, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các thăm dò chức năng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh như:
- Siêu âm khớp ngón 1 tay trái cho thấy vị trí khớp gần ngón 1 bàn tay trái có nốt giảm âm, kích thước 15x5x11mm, không xâm lấn phần mềm xung quanh, hình ảnh này thể hiện u tế bào khổng lồ bao gân.
- Chụp X - quang bàn tay trái có hình ảnh nốt tăng tỷ trọng mô mềm vị trí khớp giữa đốt gần và đốt xa ngón 1 tay trái.
- Siêu âm phần mềm vùng trán tương ứng với vị trí khối sưng ở phần trán có 2 nốt từ xương trán đẩy lồi vỏ xương.
- Hình ảnh chụp X - quang hộp sọ hiện tại không thấy bất thường.
- Chụp CT Sọ: không thấy bất thường.
Hình ảnh minh họa vị trí khớp tay bị sưng do u tế bào khổng lồ
Ngoài ra, bác sĩ Phương chỉ định bệnh nhân làm tế bào học vị trí đốt gần ngón I tay trái, hình ảnh tế bào học phù hợp với chẩn đoán bệnh nhân N., mắc u tế bào khổng lồ bao gân và đã được chuyển tới bệnh viện chuyên khoa để phẫu thuật.
U tế bào khổng lồ là gì?
Theo bác sĩ Hà Phương, u tế bào khổng lồ liên quan mật thiết đến vỏ bao gân, khối u này thường gặp ở bàn tay và liên quan đến khớp gian đốt ngón tay. Bề ngoài có thể dễ dàng thấy khối sùi nhô trên mặt da, kích thước nhỏ, phát triển chậm không có dấu hiệu xâm lấn xương, điều này thể hiện trên phim X - quang.
U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch hay có tên tiếng anh là Tenosynovial giant cell tumor thường xuất phát từ màng hoạt dịch của bao khớp, bao gân, túi hoạt dịch...
Theo thống kê tại Mỹ năm 1980 thì cứ 1 triệu người có xấp xỉ 2 người mắc căn bệnh này. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 25 - 40, thường là tuổi 30, đôi khi gặp ở những người trung niên và trẻ em. U tế bào khổng lồ ở nữ giới cao gấp 1,3 - 1,5 lần so với nam giới. Tại một số báo cáo khoa học, thì thấy u tế bào khổng lồ bao gân có khả năng tiến triển ác tính nhưng với tỉ lệ ít.
Triệu chứng mắc u tế bào khổng lồ bao gân
Bệnh thường được biểu hiện như một khối u nhỏ hoặc một tổ chức bất thường, những khối u này giới hạn ở 1 vùng của khớp và thường ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, bàn chân.
Hình ảnh bệnh nhân mắc u tế bào khổng lồ đến khám tại MEDLATEC
Triệu chứng ban đầu là sưng khớp không kèm đau. Khối u phát triển chậm theo thời gian, thỉnh thoảng gây đau. Khớp bị ảnh hưởng có thể trở nên không vững chắc. Do bệnh có diễn tiến chậm và không đau nhiều nên nhiều người bệnh chủ quan không đi khám.
Bác sĩ Hà Phương cho biết thêm, bệnh được xác định là do chuyển đoạn nhiễm sắc thể (NST) số 1 và số 2 dẫn đến tăng tiết một loại protein tên là colony stimulating factor-1 (CSF-1) làm hấp dẫn đại thực bào và một số loại tế bào khác. Hiện tại chưa tìm được nguyên nhân gây chuyển đoạn NST số 1 và số 2, tuy nhiên nó có thể xảy ra đột nhiên mà không có bất cứ nguyên nhân gì.
U tế bào khổng lồ bao gân có thể nhầm lẫn với các bệnh như: kén bao hoạt dịch; u xơ; u xơ của bao gân; u cuộn mạch; u sụn màng hoạt dịch; lao khớp,…Vì vậy cần làm tế bào học để phân biệt u tế bào khổng lồ với các bệnh trên.
Phương pháp điều trị bệnh u tế bào khổng lồ
- Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị chính, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Có thể phẫu thuật mổ mở cắt u hoặc cắt u qua phẫu thuật nội soi. Cắt u một phần hoặc cắt toàn bộ u, màng hoạt dịch và các tổ chức xung quanh (thường áp dụng cho PVNS).
- Xạ trị: Bao gồm xạ ngoài hoặc xạ nội khớp; ít được áp dụng, có thể cân nhắc khi u tái phát.
Bác sĩ Phương lưu ý u tế bào khổng lồ không phải bệnh truyền nhiễm, nên không lây lan. Người nhà bệnh nhân cần biết thông tin này để không cách ly mà nên đưa bệnh nhân đi khám ngay từ khi có dấu hiệu bất thường.
Địa chỉ khám, phát hiện bệnh lý u tế bào khổng lồ
Chuyên khoa Ung bướu - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín khám phát hiện các bệnh lý về ung bướu, u với đội ngũ chuyên gia đầu ngành đó là:
+ PGS. TS Đoàn Hữu Nghị - Phó Chủ tịch hội Ung thư Hà Nội, Chuyên gia Ung bướu đầu ngành tại Việt Nam với trên 40 năm kinh nghiệm;
+ PGS.TS Trần Việt Tú - Chuyên gia Ung thư Tiêu hóa; Chủ nhiệm Bộ môn Nội Tiêu hóa Học viện Quân Y;
+ PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Chuyên gia Ung thư Gan mật, nguyên Trrưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai);
+ PGS.TS Tạ Văn Tờ - Chuyên gia Giải phẫu bệnh:
+ Bác sĩ chuyên khoa Ung bướu: BS. Lê Hà Phương, BS. Đoàn Thu Hương,…
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - Phó Chủ tịch hội Ung thư Hà Nội, Chuyên gia Ung bướu đầu ngành tại Việt Nam
Chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được hình thành ngay từ khi xây dựng bệnh viện, với hệ thống thiết bị hiện đại, chuyên khoa cung cấp đầy đủ các dịch vụ như:
- Khám và tầm soát, theo dõi các bệnh ung thư: vú, tử cung, đại trực tràng, dạ dày, thực quản, phổi, buồng trứng, gan mật,…
- Đáp ứng đủ và chính xác các xét nghiệm, đặc biệt là các chất chỉ điểm ung thư trong máu như: AFP, CEA, CA 15-3, CA 72-4, SCC,… và các xét nghiệm giải phẫu bệnh - tiêu chuẩn vàng chẩn đoán ung thư.
- Dịch vụ điều trị tiên tiến, an toàn, hiệu quả: điều trị u tuyến giáp lành tính bằng đốt cao tần (RFA), tiêm cồn nang gan, thận,… Phẫu thuật, nội khoa, chăm sóc triệu chứng…
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn toàn quốc 1900 565656 để được giải đáp thắc mắc.