Trong cơ thể các hormon tăng trưởng đóng một vai trò quan trọng. Chúng kiểm soát phần lớn các hoạt động chính của cơ thể bao gồm tái tạo mô, thay thế tế bào, phát triển các tế bào cơ, xương, các cơ quan khác, cải thiện chức năng não và các chức năng của enzym,... IGF-1 là một trong những loại hormon đảm nhận chức năng kiểm soát sự sinh trưởng của cơ thể cùng với hormon GH.
31/08/2016 | IGF-1 (yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1): một thông số thể hiện mức độ GH trung bình, giúp đánh giá chức năng tăng trưởng của tuyến yên 03/06/2013 | IGF-1: Một dấu ấn giúp đánh giá chức năng tuyến yên
1. Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) là gì?
Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) là một loại hormone cùng với hormone tăng trưởng (GH), giúp thúc đẩy sự phát triển và phát triển xương và mô bình thường.
Vai trò chủ yếu của nó là thúc đẩy quá trình phân bào và biệt hóa của tế bào ở các mô khác nhau từ đó kích thích tăng trưởng ở người. Trong khi nồng độ hormon GH khác nhau trong ngày tùy thuộc vào mức độ ăn kiêng và trạng thái hoạt động, thì nồng độ IGF-1 trong máu ổn định hơn. Cho nên xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán những nguyên nhân bất thường về tăng trưởng và giúp đánh giá tình trạng sản xuất thiếu hay thừa hormon GH của tuyến yên.
Hormon này được sản xuất ở nhiêu mô cơ quan trong cơ thể nhưng chủ yếu ở gan và cơ xương. Khoảng 80% lượng IGF 1 được tổng hợp tại gan. Nồng độ hormon IGF-1 thay đổi tùy từng giai đoạn tăng trưởng của cơ thế nhằm đáp ứng cho quá trình phát triển.
Cũng giống với hormon GH, nồng độ hormon IGF-1 thường thấp khi vừa mới sinh ra, tăng dần khi đứa trẻ lớn lên, đỉnh điểm đạt cao nhất là ở tuổi dậy thì và sau đó suy giảm dần trong cuộc sống của người trưởng thành. Nó còn làm trung gian cho nhiều hành động của GH, kích thích sự phát triển của xương và các mô khác và thúc đẩy sản xuất,...
IGF-1 cũng có những cơ chế hoạt động độc lập với GH. Tiêm trực tiếp hormon này có tác dụng làm tăng chuyển hóa, kích thích sự phát triển của cơ, xương mà không cần đến sự tham gia của hormon GH.
Hình 1: Vai trò của IGF-1 đối với các cơ quan trong cơ thể
Trẻ bị suy dinh dưỡng (có cân nặng, chiều cao thấp) có nồng độ hormon GH bình thường hoặc cao hơn mức bình thường, trong khi nồng độ hormon này thấp cho thấy tác dụng của hormon GH bị kháng lại ở trẻ suy dinh dưỡng. Tương tự ở những trẻ có tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng kém sẽ kết hợp với giảm nồng độ hormon IGF-1.
Những kết quả này cho thấy cơ chế điều hòa tăng trưởng của các chất dinh dưỡng thông qua hormon IGF-1. Thời gian bán hủy của hormon này tương đối ngắn (chỉ trong vài giờ). Vì vậy nó cũng được coi là một trong những chỉ số nhạy đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
2. Xét nghiệm IGF-1 được sử dụng để làm gì?
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm khi:
- Một đứa trẻ có các triệu chứng thiếu hụt GH như tốc độ tăng trưởng chậm, tầm vóc nhỏ, dậy thì muộn và hình ảnh X-quang cho thấy xương phát triển chậm. Trường hợp này bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành cùng với xét nghiệm GH.
- Người trưởng thành có những triệu chứng thiếu hụt GH như giảm mật độ xương, mệt mỏi, rối loạn lipid máu và khả năng hoạt động thể lực giảm.
- Khi một đứa trẻ có các triệu chứng của người khổng lồ (gigantism) hoặc có dấu hiệu của bệnh to cực (acromegaly) bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm IGF-1 cùng với một liệu pháp ức chế GH.
- Khi đã phát hiện một khối u tuyến yên sản xuất GH nhờ định lượng GH, IGF-1 và cộng hưởng từ hạt nhân, GH và IGF-1 thường được chỉ định theo thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ khối u để theo dõi hiệu quả điều trị và sự tái phát của khối u.
- Chẩn đoán các rối loạn chức năng tuyến yên và sự giảm hormone tuyến yên bằng cách kết hợp với một số hormon tuyến yên khác như prolactin hoặc FSH và LH.
Hình 2: U tuyến yên cũng là nguyên nhân gây ra giảm sản xuất hormon tăng trưởng
3. Kết quả xét nghiệm như thế nào là bình thường?
Nồng độ IGF-1 thay đổi theo độ tuổi và giới tính:
Kết quả xét nghiệm tăng gặp trong:
- Các bất thường trong quá sản GH.
- Mang thai hoặc tuổi dậy thì nồng độ hormon này có thể tăng sinh lý.
- U tuyến yên (thường là lành tính).
- U tuyến yên tái phát sau khi điều trị bằng phẫu thuật.
Kết quả xét nghiệm giảm trong trường hợp:
- Hội chứng không nhạy cảm với GH hoặc thiếu hụt GH.
- Suy tuyến yên (tổn thương tuyến yên sau chấn thương, viêm hoặc do nhiễm khuẩn).
- Bệnh lý di truyền: hội chứng Turner.
- Suy dinh dưỡng ở cả trẻ em và người lớn.
- Suy thận mạn.
- Các bệnh về gan.
- Sử dụng estrogen liều cao.
Các hormon tăng trưởng đóng vai trò rất quan trọng nhất là ở trẻ nhỏ và tuổi dậy thì là thời điểm các cơ quan trong cơ thể phát triển mạnh nhất. Vì vậy khi thấy trẻ có bất cứ sự bất thường nào trong quá trình phát triển cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị giúp trẻ được phát triển bình thường.
Hình 3: Trẻ phát chậm phát triển về chiều cao có thể do thiếu hormone tăng trưởng
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoạt động 24/24 với phương châm “Dịch vụ tốt , công nghệ cao” luôn nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng.
Gọi điện đến tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí 24/24.