Huyết áp thấp là bao nhiêu và thường gặp ở các đối tượng nào? | Medlatec

Huyết áp thấp là bao nhiêu và thường gặp ở các đối tượng nào?

Huyết áp là chỉ số sức khỏe quen thuộc với mỗi chúng ta trong thăm khám sức khỏe tổng quát. Huyết áp thấp hay cao đều tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm đến mạch máu, tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu và thường gặp nhất ở các đối tượng nào?


17/12/2020 | Dấu hiệu cao huyết áp dễ nhận biết và biến chứng của bệnh
16/12/2020 | Cách điều trị bệnh cao huyết áp ở người trẻ an toàn nhất
12/12/2020 | Chuyên gia tư vấn: cao huyết áp không nên ăn gì và nên ăn gì?

1. Bác sĩ giải đáp: huyết áp thấp là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp nói chung thể hiện áp lực trong lòng mạch mà tim phải tạo ra để máu được bơm đến các cơ quan trong cơ thể. Kết quả đo huyết áp thể hiện cả hai chỉ số này với huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương.

huyết áp thấp là bao nhiêu

Huyết áp là áp lực máu mà tim tạo ra trong lòng mạch

Chỉ số huyết áp bình thường là 120/80mgHg. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu?

Nếu kết quả đo huyết áp thấy chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mgHg hoặc huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg hoặc cả hai thì người đó có chỉ số huyết áp thấp. 

Nếu huyết áp thấp bệnh lý, người bệnh cần điều trị và theo dõi thường xuyên. Người bị huyết áp thấp bệnh lý thường có những biểu hiện triệu chứng như: thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, đặc biệt khi đột ngột đứng hay thay đổi tư thế khác. Huyết áp thấp nguy hiểm hơn với người lớn tuổi khi hệ tim mạch bị lão hóa hoặc người mắc bệnh mạn tính. 

Huyết áp thấp bệnh lý thường đi kèm với triệu chứng đau đầu

Huyết áp thấp bệnh lý thường đi kèm với triệu chứng đau đầu

2. Bệnh huyết áp thấp thường gặp ở đối tượng nào?

Ngoài nắm được huyết áp thấp là bao nhiêu, biết được các đối tượng dễ mắc bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa tốt hơn. Huyết áp thấp bệnh lý ẩn chứa nguy cơ biến chứng thường gặp ở những nhóm đối tượng sau:

2.1. Phụ nữ mang thai

Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai dễ bị cao huyết áp, tuy nhiên cũng không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng ngược lại là huyết áp thấp. 

Huyết áp thấp do thai kỳ này là bình thường, thường sau khi sinh huyết áp sẽ trở về như trước khi mang thai. Song nếu huyết áp thấp nhiều bất thường, cần theo dõi và tìm ra nguyên nhân, tránh bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ.

2.2. Người mắc bệnh lý tim mạch

Chỉ số huyết áp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng co bóp, hoạt động của tim. Vì thế những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tim hoạt động bất thường thì nhịp tim và huyết áp cũng không ổn định. Huyết áp thấp ở người bệnh rối loạn nhịp tim, suy tim, vấn đề về van tim,… ẩn chứa những biến chứng nguy hiểm, cần theo dõi và kiểm soát tốt.

2.3. Người bị mất máu

Chảy máu quá nhiều do vết thương hoặc chảy máu nội bộ sẽ làm giảm lưu lượng máu chung của cơ thể, cũng khiến huyết áp giảm nghiêm trọng. Trong chẩn đoán cấp cứu cho bệnh nhân mất máu, đo huyết áp cũng được thực hiện để cung cấp thông tin điều trị.

Người mất nhiều máu dễ bị huyết áp thấp

Người mất nhiều máu dễ bị huyết áp thấp

2.4. Thiếu Folate

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng thiếu Vitamin B12 và Folate là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Khi tế bào máu không được sản sinh đủ, lượng máu ít thì huyết áp cũng bị sụt giảm. Ngoài ra, tình trạng mất nước do ốm, tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao hoặc mất nước do thuốc điều trị,… cũng gây huyết áp thấp. Triệu chứng đi kèm thường là sức khỏe yếu, mệt mỏi, chóng mặt,…

2.5. Người mắc bệnh nội tiết

Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (bệnh cường giáp) hay hoạt động kém (bệnh suy giáp) đều có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp. Ngoài ra, tình trạng này cũng gặp ở những bệnh hạ đường huyết, tiểu đường, suy thượng thận,…

2.6. Tình trạng nhiễm trùng nặng

Nhiễm trùng nặng và nguy hiểm nhất đó là nhiễm trùng huyết, đây là biến chứng của các bệnh nhiễm trùng khác khi không được điều trị tốt. Nhiễm trùng nặng khiến huyết áp bệnh nhân giảm thấp trong cơn sốc nhiễm khuẩn, có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

2.7. Tình trạng dị ứng nặng

Ngoài tụt huyết áp, người bệnh còn bị khó thở, ngứa, sưng cổ họng, nổi mề đay,… 

 Sốc phản vệ do dị ứng dễ làm tụt huyết áp

 Sốc phản vệ do dị ứng dễ làm tụt huyết áp

2.8. Người dùng thuốc điều trị liên quan

Thực tế có một số thuốc điều trị khiến người bệnh bị giảm huyết áp, tuy nhiên hầu hết trường hợp là giảm nhẹ và không gây biến chứng đáng kể. Tuy nhiên nếu người bệnh bị huyết áp thấp bệnh lý từ trước, cần cân nhắc thay thế thuốc điều trị.

Các nhóm thuốc có thể gây hạ huyết áp bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị Parkinson,…

3. Phải làm gì nếu kết quả đo huyết áp thấp?

Huyết áp thấp không quá bất thường và không kèm triệu chứng bệnh lý thì hầu hết bệnh nhân sẽ được kiểm tra sâu hơn và yêu cầu tự theo dõi tại nhà. Nếu huyết áp thấp bệnh lý, cần chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị, khắc phục. 

Người bị huyết áp thấp cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng như sau:

  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng: Huyết áp thấp thường gặp hơn ở người gầy, hãy ăn uống đầy đủ hơn để cải thiện cân nặng, sức khỏe tim mạch và huyết áp.

  • Bổ sung nhiều đạm: Đạm có nhiều trong các thực phẩm như cá, thịt, đậu tương, trứng,… cần thiết cho củng cố sức khỏe tim và mạch máu.

  • Hạn chế thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như: bí ngô, râu ngô, rau cải, dưa hấu.

  • Ăn mặn hơn: Ăn mặn khiến nhiều người bị cao huyết áp, tuy nhiên nếu muốn kiểm soát tốt hơn tình trạng huyết áp thấp, bạn nên ăn mặn hơn bình thường (khoảng 10 - 15 g/ngày).

Thức khuya là nguyên nhân gây huyết áp thấp

Thức khuya là nguyên nhân gây huyết áp thấp

Cùng với chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân huyết áp thấp cũng cần lưu ý về chế độ sinh hoạt lành mạnh:

  • Ngủ sớm, tránh thức khuya quá 11 giờ đêm, đảm bảo đủ 7 - 8 giờ ngủ mỗi ngày.

  • Không tắm nước lạnh, nên dùng nước ấm hoặc nước nóng để tăng cường lưu thông máu.

  • Hạn chế chuyển động nhanh hoặc thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đang ngồi thì nên đứng dậy từ từ hoặc nằm ngủ nên gối thấp đầu, chân giơ cao.

  • Tập thể thao đều đặn ít nhất 10 - 15 phút mỗi ngày, nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi, điền kinh, tennis, cầu lông,…

Như vậy bài viết này đã giải đáp được thắc mắc huyết áp bao nhiêu là thấp? Nếu bạn đang bị huyết áp thấp, hãy áp dụng những cách cải thiện trên đây, ngoài ra cần thường xuyên theo dõi huyết áp để sớm phát hiện trường hợp tiến triển nặng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp