Hỏi đáp: Gan nhiễm mỡ kiêng gì để bệnh không tiến triển nặng? | Medlatec

Hỏi đáp: Gan nhiễm mỡ kiêng gì để bệnh không tiến triển nặng?

Ngày 18/12/2019 BS. Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý nguy hiểm của gan. Người bị gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng: xơ gan, ung thư gan. Vì thế cần có những lưu ý đặc biệt dành cho người bị gan nhiễm mỡ. Tìm hiểu gan nhiễm mỡ kiêng gì là tốt nhất sẽ có ý nghĩa đối với sức khỏe bạn. Hãy cùng trả lời qua bài viết sau đây.Hỏi đáp: Gan nhiễm mỡ kiêng gì để bệnh không tiến triển nặng?


1. Tìm hiểu chung về căn bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là một tình trạng bệnh của gan khi lượng mỡ trong gan chiếm hơn 5% khối lượng gan. Lúc này cơ thể rơi vào tình trạng bệnh lý và có thể gây nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời và đúng đắn.

Những người có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ:

  • Người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm động vật, nhiều tinh bột đường.

  • Người bị bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, bướu cổ.

  • Người bị bệnh viêm gan do virus: viêm gan B, viêm gan C.

  • Người ăn ít rau xanh, hoa, củ, quả.

  • Người lười vận động, ít tập thể dục,…

Người bị béo phì có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ

Người bị béo phì có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ

Biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cũng phần nào biết được gan nhiễm mỡ kiêng gì để tốt cho sức khỏe.

Các giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ:

Dựa vào mức độ mỡ có trong gan, người ta chia gan nhiễm mỡ có 3 giai đoạn chính là:

  • Nhiễm mỡ cấp độ 1: lượng mỡ trong gan dao động 5 - 10%. Giai đoạn này bệnh còn nhẹ và ít ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.

  • Nhiễm mỡ cấp độ 2: lượng mỡ trong gan 10 - 25%.

  • Nhiễm mỡ cấp độ 3: lúc này, lượng mỡ trong gan >25%, gan đã bị tổn thương khá nhiều và ảnh hưởng nhiều đến các hệ cơ quan khác làm mất cân bằng cơ thể.

Nếu phát hiện gan nhiễm mỡ sớm ở cấp độ 1 hoặc đầu cấp độ 2 thì có khả năng điều trị dứt điểm. Nhưng đã chuyển sang cấp độ 3 thì khó điều trị và dễ gây biến chứng, phát triển thành xơ gan, ung thư gan.

Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ:

Người bị bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì rõ rệt do cơ năng của gan chưa bị ảnh hưởng nhiều. Đến khi chuyển sang giai đoạn nặng thì bệnh có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết:

  • Cơ thể mệt mỏi, sút cân, chán ăn.

  • Bụng hơi phình to và có cảm giác chướng bụng.

  • Thỉnh thoảng có bị sốt nhẹ.

  • Nếu nặng quá thì có thể bị vàng da.

Mệt mỏi, chán ăn là những dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ

Mệt mỏi, chán ăn là những dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ

2. Thực phẩm dành cho người bị gan nhiễm mỡ

Người bị gan nhiễm mỡ cần kiêng những gì?

Gan nhiễm mỡ kiêng gì là tốt cho sức khỏe?” là câu hỏi không còn xa lạ và có ý nghĩa quan trọng đối với những người bị bệnh. Với các nguyên nhân gây nên bệnh gan nhiễm mỡ thì bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi “gan nhiễm mỡ cần kiêng gì?”. Cụ thể dưới đây là những điều bạn không nên làm để sức khỏe được tốt hơn:

Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ chưa bão hoà đặc biệt là mỡ động vật, thực phẩm chứa nhiều cholesterol: đây là những thực phẩm có hàm lượng axit béo cao khiến gan hoạt động quá mức và không thể chuyển hoá hết được, lượng mỡ dư thừa sẽ tích lũy ở gan gây nên gan nhiễm mỡ.

Không nên ăn quá nhiều đạm động vật và tinh bột: các thực phẩm loại này cũng chứa nhiều năng lượng. Nếu cơ thể không sử dụng hết cũng dẫn đến sự tích lũy dưới dạng mỡ ở gan và các mô.

Không nên sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: các chất này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và khả năng giải độc, chuyển hóa mỡ ở gan. Vì thế, sử dụng nhiều sẽ làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

Hạn chế ăn đồ cay nóng: các thực phẩm gây cay nóng cũng ảnh hưởng xấu đến chức năng gan.

Người bị gan nhiễm mỡ không nên uống rượu, bia

Người bị gan nhiễm mỡ không nên uống rượu, bia

Các thực phẩm khuyến cáo sử dụng cho người bị gan nhiễm mỡ

Ngoài việc kiêng sử dụng các thực phẩm đã kể trên, người bị bệnh gan nhiễm mỡ cũng cần có một chế độ ăn khoa học và đầy đủ dưỡng chất cần thiết để điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm nên sử dụng cho người bị gan nhiễm mỡ:

  • Khẩu phần nhiều rau xanh.

  • Khẩu phần nhiều hoa quả, các loại củ, hạt.

  • Dầu thực vật, đạm thực vật.

  • Đầy đủ vitamin và khoáng chất.

  • Ăn nhiều nấm.

Các loại thực phẩm kể trên đều có ít chất béo động vật, ít cholesterol có hại. Đồng thời chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất giúp hạn chế sự phát triển của bệnh, tăng chuyển hoá mỡ tại gan giúp lượng mỡ trong gan giảm xuống.

Ngoài việc tìm hiểu người bị gan nhiễm mỡ kiêng gì và nên ăn gì thì chúng ta cũng nên tìm hiểu về những biện pháp giúp giảm gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ uống nước gì, thuốc gì, tập luyện như thế nào,…

  • Nước ép trái cây, đặc biệt là nước ép bưởi rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ: nước ép trái cây các loại cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất, giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan và làm chậm quá trình lão hoá các tế bào gan nên có tác dụng tốt trong điều trị gan nhiễm mỡ.

  • Trà Atiso cũng là một loại nước uống tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

  • Nước chanh giúp làm chậm quá trình oxy hoá và có vai trò trong quá trình chuyển hoá mỡ tại gan.

  • Uống nước nha đam thường xuyên giúp cải thiện tình trạng nhiễm mỡ của gan.

  • Uống nước cây chó đẻ giúp mát gan, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tốt trong điều trị gan nhiễm mỡ và các bệnh về gan.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống nước ép trái cây giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống nước ép trái cây giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Để việc điều trị gan nhiễm mỡ có kết quả tốt, bạn nên kết hợp thói quen tập thể dục, vận động giúp cơ thể tiêu hao mỡ thừa, tăng cường khả năng hoạt động các hệ cơ quan, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên dành khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày để đi bộ, tập thể dục.

Đối với những người chưa bị bệnh gan nhiễm mỡ, nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để phòng ngừa bệnh. Đồng thời nên khám định kỳ để có thể phát hiện sớm những bất thường của sức khỏe để có hướng điều chỉnh, điều trị phù hợp.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin trả lời cho câu hỏi “gan nhiễm mỡ kiêng gì là tốt nhất?”. Hy vọng với những thông tin trên bạn có thể xây dựng cho mình một lối sống khoa học để phòng và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ một cách tốt nhất.

Mọi thắc mắc xin bạn vui lòng liên hệ với MEDLATEC chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí. Phục vụ sức khỏe của bạn là niềm vinh dự cho MEDLATEC chúng tôi.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp