Hệ nội tiết của cơ thể có vai trò gì và các bệnh lý liên quan | Medlatec

Hệ nội tiết của cơ thể có vai trò gì và các bệnh lý liên quan

Hệ nội tiết của cơ thể là hệ thống các tuyến nội tiết có chức năng chính là sản sinh và tiêu thụ các hormone trong cơ thể con người. Hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong việc phát triển các mô, xương, thậm chí là khả năng sinh sản ở người trưởng thành. Vậy cụ thể chức năng của hệ nội tiết đối với cơ thể là gì? Để giải đáp thắc mắc trên mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.


15/06/2022 | Các kiểu rối loạn nội tiết tố phổ biến hiện nay
15/06/2022 | Thận trọng với tác dụng phụ của thuốc nội tiết tố nữ
13/06/2022 | Những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời

1.  Tìm hiểu về vai trò của hệ nội tiết của cơ thể

Các tuyến nội tiết không có ống dẫn, đi trực tiếp vào máu, dưới sự trợ giúp của tuần hoàn đưa đến cơ quan đích gọi là nội tiết. Hệ nội tiết là tập hợp tất cả tuyến nội tiết, trong mỗi tuyến đó có nhiệm vụ chính là tiết ra nhiều hormone, dẫn thẳng hormone vào máu để điều hòa cơ thể.

Chất dẫn tin, dẫn tín hiệu của cơ thể là tên gọi khác của nội tiết tố. Chúng có mối quan hệ mật thiết với tất cả mọi tế bào, mọi ngóc ngách trong cơ thể như: tích cực trao đổi chất, tăng cường sinh trưởng và phát triển, đồng thời bảo đảm các hoạt động sinh dục cũng như sinh sản của con người.

Nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý của con người

Nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý của con người

Nếu nội tiết tố có những biểu hiện bất thường, gặp vấn đề trục trặc, không đáp ứng đủ, cơ thể sẽ gặp những rắc rối phức tạp, nhất là trong thời kì dậy thì, hay thậm chí là độ tuổi tiền mãn kinh.

Hệ nội tiết có vai trò rất quan trọng với cơ thể con người vì đây là hệ thống sản xuất ra các hormone giúp con người cân bằng cảm xúc, thúc đẩy phát triển, trao đổi chất và chức năng sinh sản của cơ thể. Ngoài ra, hệ nội tiết có chức năng điều khiển cách thức hormone được giải phóng, cũng như vận chuyển các hormone tiến trực tiếp vào máu để chúng chạy thẳng tới các bộ phận khác cân bằng hoạt động của các cơ quan.

Hệ nội tiết của cơ thể giữ vai trò then chốt đối với con người

Hệ nội tiết của cơ thể giữ vai trò then chốt đối với con người

2. Các cơ quan trong hệ nội tiết của cơ thể

Hệ nội tiết tạo nên bởi tập hợp các tuyến nội tiết hoàn chỉnh và có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến tùng đều là những vùng có kích thước nhỏ, nằm trong não con người. Hai tuyến giữ vị trí chủ chốt ở vùng cổ là tuyến giáp và tuyến cận giáp. 

Ngoài ra, tuyến ức, tuyến thượng thận đều là các cơ quan trong hệ nội tiết. Ở dạ dày có duy nhất một tuyến là tuyến tụy. Tại vùng xương chậu, đối với nữ giới có buồng trứng, đối với nam giới có tinh hoàn. Mỗi một bộ phận trong hệ nội tiết giữ một vai trò khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Vùng dưới đồi: Đây là vùng nằm ở trong não con người, nhiệm vụ chính của vùng dưới đồi là liên kết thần kinh với hệ thống nội tiết, từ đó thông báo cho tuyến yên sản sinh hoặc tiêu hormone.

  • Tuyến yên: Tuyến yên là một trong những bộ phận không thể thiếu trong hệ thống nội tiết. Nó nhận được lệnh từ não bộ, sau đó lập tức phát tín hiệu cho các tuyến khác đảm bảo nhiệm vụ của mình. Sở dĩ tuyến yên là tuyến quan trọng trong hệ nội tiết bởi hormone tăng trưởng, ACTH, ADH, prolactin, hormone luteinizing đều được tạo ra bởi tuyến yên. Ngoài ra estrogen, testosterone ở nữ và nam đều do tuyến yên quản lý.

Tuyến yên là cơ quan không thể thiếu trong hệ nội tiết

Tuyến yên là cơ quan không thể thiếu trong hệ nội tiết

  • Tuyến tùng: Melatonin chính là hóa chất do tuyến tùng tạo ra giúp điều chỉnh nhịp sinh học.

  • Tuyến giáp: Nhiệm vụ chính của tuyến giáp sinh ra hormone, kiểm soát sự trao đổi chất. Mọi thứ diễn ra chậm hơn, nhịp tim bị tác động, không kiểm soát được cân nặng là hậu quả xảy ra nếu tuyến giáp không sản sinh đủ hocmon. Ngược lại nếu mọi thứ đều quá đà, tim đập loạn nhịp, tiêu chảy,… đó rất có thể là hiện tượng cường giáp. 

  • Tuyến cận giáp: Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng đây là một trong những tuyến có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ canxi có trong máu, trong xương,... 

  • Tuyến ức tạo ra tế bào bạch cầu lympho T. Chức năng chính của tuyến ức là chống nhiễm trùng, hết tuổi dậy thì tuyến ức sẽ co lại.

  • Tuyến thượng thận: là tuyến có tác dụng  tiết ra hormone tham gia các quá trình chuyển hóa phức tạp như cortisol, đặc biệt các catecholamine của tuỷ thượng thận có tác dụng điều hoà huyết áp động mạch. 

  • Tuyến tụy:  Vị trí của tuyến tụy là ở phần bụng trong cơ thể, đây là cơ quan thiết yếu trong hệ nội tiết, tuyến tụy đảm nhiệm vai trò chính là tiêu hóa thức ăn và kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Buồng trứng: Đây là nơi sản sinh ra estrogen và progesterone ở phụ nữ, hai hormone này có tác dụng thúc đẩy việc mang thai, phát triển các đặc tính sinh lý ở bé gái trong quá trình dậy thì và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tinh hoàn: Đây là cơ quan tạo ra tinh trùng ở nam giới và sản xuất ra testosterone. 

3. Các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến nội tiết của cơ thể

Những bệnh liên quan đến nội tiết thường là do nội tiết trong cơ thể bị rối loạn, gây nên những chứng bệnh nguy hiểm, trong đó hai bệnh phổ biến nhất là cường giáp và suy giáp

Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn gây ra các bệnh: tiểu đường, mất kiểm soát cân nặng,... các bệnh này có thể xuất hiện triệu chứng đi kèm hoặc không tùy vào mức độ nghiệm trọng của bệnh. 

Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh nội tiết thường gặp, hiện nay tỉ lệ mắc đái tháo đường ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Nếu người bệnh không điều trị và kiểm soát lượng đường trong máu tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì thế không nên chủ quan trước bệnh lý nguy hiểm này. Đái tháo đường khiến cơ thể mệt lả, đi tiểu mất kiểm soát, liên tục nôn ói, sụt cân nghiêm trọng,…

Suy giáp

Tuyến giáp bị suy giảm chức năng, không đảm bảo quá trình sản xuất ra lượng hormon trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp. Bệnh lý này khiến cho người bệnh luôn ở trạng thái mệt mỏi, tăng cân mất kiểm soát,… Triệu chứng đặc trưng của bệnh suy giáp là táo bón và làm chậm nhịp tim. Suy tim, trí nhớ giảm, nói chậm, chậm vận động và suy nghĩ,… là hậu quả đối với những người bị suy giáp nghiêm trọng. 

Cường giáp

Trái ngược với suy giáp, cường giáp là tình trạng dư thừa hormone trong cơ thể. Những người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, sút cân nghiêm trọng, tim đập loạn nhịp, đi ngoài. Đặc biệt cường giáp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như đời sống tình dục.

Bệnh cường giáp gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh

Bệnh cường giáp gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh

Lối sống không lành mạnh là lý do dẫn đến việc gia tăng các bệnh nội tiết ở người. Nếu không phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và người bệnh có thể phải sống chung với chúng. 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong xét nghiệm chẩn đoán cũng như điều trị những bệnh lý liên quan đến hệ nội tiết của cơ thể, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín để khách hàng tham khảo hiện nay. Đặc biệt, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn, khám chữa, cùng sự hỗ trợ của hệ thống phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, tất cả sẽ đảm bảo tính chính xác và đạt kết quả điều trị cao nhất cho khách hàng.

Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan hay có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, thăm khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ đến bệnh viện qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp