Góc giải đáp: U vú lành tính và ác tính khác nhau như thế nào? | Medlatec

Góc giải đáp: U vú lành tính và ác tính khác nhau như thế nào?

U vú được phân thành 2 loại chính đó là u lành tính và u ác tính. Việc phân biệt được chính xác hai loại u này sẽ giúp định hướng được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về u vú, hãy cùng MEDLATEC tham khảo một số thông tin trong bài viết sau.


21/10/2021 | Đau vú dấu hiệu bệnh gì và hướng dẫn cách tự kiểm tra vú
07/07/2021 | Triệu chứng nhận biết sớm và điều trị nấm đầu vú ở phụ nữ cho con bú
25/04/2020 | Nguyên nhân gây ra đau vú? Đau tức vú có nguy hiểm không?

1. Định nghĩa về khối u 

Khối u được hình thành khi các tế bào trong cơ thể phát triển bất thường. Theo lẽ tự nhiên, cơ thể sẽ kiểm soát sự phân chia và phát triển của tế bào, sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trở nên già cỗi chúng sẽ chết đi để nhường chỗ cho những tế bào mới thay thế. Tuy nhiên nếu điều này bị xáo trộn, tức là thay vì chết đi chúng lại tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tạo thành  các khối u lành tính hoặc ác tính.

Khối u vú là những khối u xuất hiện ở trong vú, cũng bao gồm u lành và u ác. Để phân biệt được hai loại u này, cần dựa trên các tiêu chí như đặc điểm hình thái, tốc độ sinh trưởng, khả năng xâm lấn, nguy cơ tái phát và các phương pháp điều trị cơ bản của mỗi loại.

Nam giới cũng có thể bị u vú

Nam giới cũng có thể bị u vú

Ung thư vú không chỉ xuất hiện ở phụ nữ mà cũng có thể phát triển ở nam giới, mức độ nguy hiểm cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên với sự tiến bộ của khoa học hiện đại, ung thư vú vẫn có thể điều trị được và giúp cải thiện được đáng kể chất lượng cuộc sống cũng như kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

2. So sánh điểm khác nhau giữa u vú lành tính và ác tính 

2.1. Đặc điểm hình thái cấu trúc

U vú lành tính: Tương tự như các tổ chức tế bào bình thường khác, khối u vú lành tính có hình thái và triệu chứng như sau:

  • Khi sờ nắn có thể thấy khối u mềm hoặc săn chắc;

  • Hình dạng bầu dục hoặc hình tròn, các cạnh lề rõ ràng;

  • Khối u có thể khiến người bệnh cảm thấy đau, cảm nhận rõ ràng nhất khi đến chu kỳ kinh nguyệt, cảm giác này sẽ biến mất khi kết thúc kỳ kinh;

  • Có khả năng di động được.

U vú ác tính: cấu trúc tế bào cấu tạo nên u vú ác tính không theo quy tắc nào, tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát  với các đặc điểm là:

  • Tính chất khối u săn chắc, cứng rắn;

  • Dị dạng, các cạnh không đều nhau;

  • Không gây đau;

  • Khó xác định được giới hạn của khối u;

  • Khi sờ nắn thì phát hiện khối u không có khả năng di chuyển như khối u lành tính.

Những tiêu chuẩn trên chỉ là thước đo tương đối vì cũng có những trường hợp u ác có hình dáng tròn đều, gây đau đớn, mềm và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên vú.

2.2. Tốc độ phát triển

U vú lành tính: tốc độ tăng trưởng chậm, đến một kích thước nhất định sẽ ngừng phát triển, đôi khi là tự tan. Trong quá trình gia tăng về kích thước, u vú lành tính có thể gây nên một số biểu hiện như:

  • Kích ứng vùng da vú;

  • Co rút hoặc đau vùng núm vú;

  • Núm vú hoặc/và da vú bị đỏ hay đóng vảy;

  • Vú tiết dịch mà không phải là sữa. Dịch tiết có màu sắc trong, vàng, nâu sẫm, xanh lá cây, có lẫn máu hoặc màu đen.

Đặc điểm hình thái u vú lành tính và u vú ác tính

Đặc điểm hình thái u vú lành tính và u vú ác tính

U vú ác tính: tốc độ phát triển nhanh, chỉ trong thời gian ngắn đã rất to kèm theo các dấu hiệu sau:

  • Vú tiết dịch;

  • Kích ứng, đỏ vùng da vú, núm vú;

  • Sưng một phần, một bên hay thậm chí là toàn bộ vú;

  • Núm vú bị tụt;

  • Sưng vùng dưới nách, cánh tay, xương quai xanh.

Lưu ý rằng đôi khi vẫn có những trường hợp ngoại lệ, u vú lành tính có thể  tăng trưởng nhanh và ngược lại u ác tính thì phát triển chậm.

2.3. Sự lan rộng

U vú lành tính:

Loại u này không lan rộng và xâm lấn sang những mô xung quanh, không di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể nhưng nó vẫn có khả năng chèn ép các mô, mạch máu và dây thần kinh ở gần nó dẫn tới những tổn thương nhất định khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng khó chịu. U vú lành tính thường không gây nguy hiểm tới tính mạng và khả năng mang thai, chức năng cho con bú của người bệnh.

U vú ác tính:

U vú ác tính hay ung thư vú có thể di căn tới những cơ quan khác, gây ảnh hưởng tới những mô và hạch bạch huyết xung quanh nó. Ví dụ như vị trí xuất hiện của khối u ban đầu là ở vú, về sau các tế bào ung thư có thể nhân lên và lan tới hạch ở nách, dần dần là gan hoặc xương nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

2.4. Phương pháp điều trị cho từng loại u 

U vú lành tính: Có những trường hợp khối u không cần điều trị mà tự tiêu. Còn đối với những khối u gây ra nhiều triệu chứng khó chịu thì phụ thuộc vào tình trạng bệnh, điều kiện sức khỏe mà bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc;

  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu;

  • Tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u.

Mỗi người có thể tự theo dõi u vú tại nhà thông qua các biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết được

Mỗi người có thể tự theo dõi u vú tại nhà thông qua các biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết được

U vú ác tính: một kế hoạch điều trị sẽ được thiết lập sau khi người bệnh có kết quả chẩn đoán mắc ung thư vú. Dựa trên các đặc điểm như vị trí, kích thước khối u, giai đoạn bệnh, kết quả xét nghiệm tế bào ung thư, tuổi tác, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đề ra phương hướng điều trị phù hợp. Các phương án điều trị ung thư vú phổ biến hiện nay bao gồm: phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp hormone.

2.5. Nguy cơ tái phát

Cả u vú lành tính lẫn ung thư vú đều có thể tái phát mặc dù đã điều trị. Tuy nhiên khả năng tái phát của u vú lành tính thường thấp hơn.

Nếu sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân dẫn đến u lành tính thì sau khi phẫu thuật mặc dù đã loại bỏ hoàn toàn u nhưng vì sự mất cân bằng hormone trong cơ thể bệnh nhân vẫn còn đó nên khả năng khối u quay trở lại là rất cao.

U vú ác tính tái phát khi các tế bào ung thư tách ra khỏi khối u nguyên phát ban đầu, sau đó chúng ẩn nấp ở vị trí khác trong vú hoặc chuyển đến cơ  quan khác của cơ thể. Theo thời gian các tế bào này sẽ nhân lên hình thành nên một khối u mới, đó chính là ung thư tái phát. 

Bảng tóm tắt phân biệt u vú lành tính và u vú ác tính

Bảng tóm tắt phân biệt u vú lành tính và u vú ác tính

Rất hiếm trường hợp u vú lành tính tiến triển thành khối u ác tính. Tuy nhiên có một loại khối u được xếp vào nhóm u lành nhưng lại tiềm ẩn khả năng làm tăng nặng mức độ nghiêm trọng của bệnh, nó được gọi là khối ung tiềm ẩn ác tính hoặc khối u trung gian.

Loại khối u này mặc dù thuộc nhóm lành tính nhưng lại có thể lan rộng cục bộ, thậm chí là di căn (nhưng thường là di căn trong khu vực gần đó, ít đe dọa đến tính mạng người bệnh). Do hình thái khá tương đồng với khối u lành tính nên bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nhưng lại có tỷ lệ tái phát cao. Chính vì vậy người bệnh vẫn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u cho dù trước đó nó được chẩn đoán là lành tính hay ác tính.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại u vú để từ đó có thể tự xác định, kiểm tra tại nhà xem bản thân có xuất hiện khối u vú nào hay không và đó là u lành hay u ác. 

Để sớm phát hiện được u vú, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ được nhiều khách hàng chọn lựa để thực hiện dịch vụ này. Đặc biệt, Chuyên khoa Ung bướu của MEDLATEC quy tụ nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, kết hợp với trang thiết bị hiện đại, năng lực xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng.

Quý khách hàng nếu muốn đặt lịch khám và tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp