Ở giai đoạn đầu, những dấu hiệu thoái hóa điểm vàng thường không rõ ràng. Phần lớn bệnh nhân đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng với triệu chứng nặng. Vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên quan tâm nhiều hơn đến đôi mắt của mình để kịp thời phát hiện những triệu chứng nhẹ nhất của bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng.
14/03/2021 | Thoái hóa điểm vàng: Không đau đớn nhưng gây suy giảm thị lực nghiêm trọng
1. Thoái hóa điểm vàng gồm những thể bệnh nào?
Thoái hóa điểm vàng còn có thể gọi là thoái hóa hoàng điểm là tình trạng bệnh có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Bệnh bao gồm thoái hóa điểm vàng thể ướt và thoái hóa điểm vàng thể khô. Trong đó, phần lớn các ca bệnh là ở thể khô.
Bệnh bao gồm thoái hóa điểm vàng thể ướt và thoái hóa điểm vàng thể khô
Cụ thể như sau:
• Thoái hóa điểm vàng thể khô: Những trường hợp này, điểm vàng nằm sâu trong võng mạc của người bệnh có hiện tượng mỏng dần và những khối cặn tích tụ trên võng mạc ngày càng lớn. Từ đó, thị lực của người bệnh sẽ bị suy giảm dần dần.
• Thoái hóa điểm vàng thể ướt: Bệnh nhân mắc thoái hóa điểm vàng thể ướt sẽ có những mạch máu phát triển bất thường ở dưới võng mạc. Khi những mạch máu này vỡ ra hoặc chảy dịch hay gây sẹo ở điểm vàng sẽ khiến thị lực của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng và nhanh chóng. Thể bệnh này nguy hiểm hơn thoái hóa điểm vàng thể khô.
Nếu không được nhận biết sớm và kịp thời điều trị, bệnh có thể dẫn đến tình trạng mù lòa. Nhưng những dấu hiệu của bệnh không khó phát hiện nếu bạn thường xuyên kiểm tra thị lực. Chính vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bảo vệ thị lực tốt hơn.
2. Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng
Dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn sớm thường khá mơ hồ và đến giai đoạn muộn thì những triệu chứng bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng.
Thoái hóa điểm vàng thường xảy ra ở người lớn tuổi
Cụ thể như sau:
2.1. Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng giai đoạn sớm
Ở giai đoạn đầu, tình trạng thoái hóa điểm vàng diễn ra rất chậm khiến cho bệnh nhân rất khó để nhận biết triệu chứng. Phần lớn các trường hợp bệnh nhân đều bị mất thị lực dần dần và gần như không thể phát hiện ra bệnh cho đến khi những biểu hiện trở nên rõ rệt.
Thời gian đầu, hình ảnh mà người bệnh nhìn thấy chỉ bị giảm độ sắc nét rất nhỏ. Đến khi bệnh nghiêm trọng, những hình ảnh sự vật xung quanh mà người bệnh nhìn thấy sẽ không còn rõ ràng nữa mà có thể bị biến dạng, mờ đi nhiều, hoặc người bệnh có thể chỉ nhìn thấy một vùng xám ở trung tâm tầm nhìn.
Một số triệu chứng khác bao gồm:
-
Khó đọc sách báo vì hiện tượng đọc chữ bị nhòe.
-
Khó nhìn rõ khuôn mặt của người đối diện.
-
Cảm nhận sự thay đổi màu sắc, có thể bị giảm độ đậm hay độ sáng.
-
Giảm thị lực trung tâm ở một bên mắt hay cả hai mắt.
-
Người bệnh cần nhìn gần sự vật hơn hoặc cần nhiều ánh sáng hơn khi đọc.
-
Nhìn sự vật bị biến dạng, chẳng hạn như đường thẳng nhìn thành đường cong.
-
Gặp khó khăn khi phải sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng yếu.
Bệnh nhân có thể mơ hồ với những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, với những phương pháp hiện đại, các bác sĩ có thể biết được sự thay đổi màu sắc của điểm vàng hay phát hiện những cặn drusen trên võng mạc, trước khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài. Vì thế, khi đi khám mắt định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
2.2. Dấu hiệu thoái hóa điểm vàng ở giai đoạn muộn
Ở giai đoạn muộn, những dấu hiệu của bệnh đã bắt đầu rõ ràng hơn và người bệnh gặp phải những khó khăn nhất định trong sinh hoạt. Giai đoạn này, người bệnh gần như rất khó để đọc sách hay lái xe.
Người bệnh thoái hóa điểm vàng sẽ bị suy giảm tầm nhìn
Bệnh có thể tiến triển nhanh chóng ở giai đoạn này với một số dấu hiệu phổ biến như sau:
Xảy ra tình trạng bị suy giảm thị lực đột ngột, nhanh chóng.
Giảm khả năng nhận biết màu sắc và chi tiết.
Nhận thấy có một điểm trống hay tối ở giữa tầm nhìn của mình.
Cảm thấy những vật xung quanh bị thay đổi kích thước hay biến dạng, chẳng hạn như các đường thẳng bị uốn cong,…
3. Lưu ý
Những trường hợp không phát hiện dấu hiệu thoái hóa điểm vàng nhưng vẫn nên đi khám là những trường hợp dưới đây:
Trong gia đình có người bị thoái hóa điểm vàng: Nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh, bạn cũng nên cẩn trọng hơn với căn bệnh này. Hãy đi khám thường xuyên để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của bạn một cách tốt nhất.
Nên đi khám sớm ngay khi có dấu hiệu bất thường
Hút thuốc: Những người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị bệnh thoái hóa điểm vàng vì thế, bạn nên từ bỏ thuốc lá và thăm khám mắt thường xuyên.
Những người bị bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, bệnh nhân tim mạch cũng nên đi khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của mắt.
Tình trạng thoái hóa điểm vàng thường làm suy giảm thị lực của một mắt trước và theo thời gian sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến mắt còn lại. Vì thế, bạn có thể kiểm tra thị lực tại nhà bằng cách kiểm tra từng mắt. Hãy che một bên mắt lại và kiểm tra mắt còn lại. Với cách này, bạn cũng có thể nhận biết những thay đổi nhỏ nhất của mắt.
Ở giai đoạn muộn, bệnh sẽ rất khó khăn khi điều trị và gần như hiệu quả điều trị không thể đạt như mong muốn. Chính vì thế, bạn nên biết cách bảo vệ thị lực của mình và học cách để phát hiện sớm những dấu hiệu thoái hóa điểm vàng.
Hãy bổ sung những loại thực phẩm tốt cho đôi mắt chẳng hạn như các loại cá, các loại rau lá đậm, các loại trái cây, vitamin và khoáng chất,… Đồng thời hạn chế tiếp xúc với những thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… và đặc biệt hãy luôn luôn che chắn và bảo vệ đôi mắt của mình bằng kính râm khi đi ra ngoài nắng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn muốn đặt lịch khám sớm hoặc có thắc mắc, hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.