Đa niệu còn được gọi là đái tháo là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày. Đa niệu, đặc biệt là đa niệu về đêm thường gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như đái tháo nhạt, đái tháo đường,...
14/02/2022 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em 08/11/2021 | Lấy sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi sau phúc mạc 06/11/2021 | Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không nên bỏ qua
1. Khái niệm bệnh đa niệu là gì?
Trung bình thì đàn ông sẽ đi tiểu từ 1,2 - 1,7 lít nước tiểu/ngày, còn phụ nữ là khoảng từ 1,1 - 1,5 lít. Bệnh đa niệu xảy ra khi thể tích lượng nước tiểu lên tới hơn 2 lít/ngày trong điều kiện người bệnh nghỉ ngơi tại giường, lượng nước nạp vào cơ thể không quá nhiều (trung bình là 1,5 lít, không bổ sung các loại thuốc lợi tiểu, có chế độ ăn uống bình thường).
Những trường hợp đa niệu về đêm tức là người bệnh phải thức dậy nhiều lần vào buổi đêm để đi tiểu, trong đó lượng nước tiểu chiếm tới 50% tổng lượng nước tiểu thải ra trong ngày.
Cả nam và nữ đều có khả năng mắc phải chứng đa niệu. Bệnh phổ biến ở người cao tuổi do suy giảm chức năng thận.
Ngoài triệu chứng tiểu nhiều, bệnh nhân bị đa niệu cũng có thể biểu hiện thêm các dấu hiệu khác như:
-
Hay thấy khát nước: lý giải cho điều này là vì lượng nước tiểu do bệnh nhân thải ra quá lớn dẫn tới mất nước;
-
Ban đêm đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giấc ngủ, thêm vào đó cũng mất nhiều thời gian hơn để bàng quang tự làm rỗng trở lại.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh đa niệu
Chứng đa niệu có thể bắt nguồn từ bệnh lý hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động:
-
Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2: đa niệu được coi là một trong các triệu chứng ngầm cảnh báo bệnh tiểu đường. Bệnh lý này khiến máu của bệnh nhân tích trữ nhiều đường khiến thận không thể lọc xuể, đường sẽ đi ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu nên người bệnh sẽ phải đi tiểu nhiều lần;
-
Thai kỳ: phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể gặp triệu chứng đa niệu và thường hết sau sinh;
-
Đái tháo nhạt: khá hiếm gặp. Người bệnh mặc dù đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, có thể là do chấn thương đầu, nhiễm trùng, khối u, vấn đề về não hoặc thận sau phẫu thuật;
-
Mắc bệnh gan: đây là bộ phận đảm nhận chức năng thải độc. Nếu gan bị tổn thương sẽ khiến lưu lượng máu tới thận bị suy giảm, ảnh hưởng tới chức năng của thận;
Đa niệu có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo đường
-
Mắc bệnh về thận: suy thận, viêm mô kẽ thận khiến cơ quan này bị tổn thương, suy giảm các chức năng vốn có và đa niệu chính là một trong các biểu hiện đầu tiên;
-
Tăng canxi máu: nồng độ canxi trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng tới lượng ADH và phản ứng xử lý nước tiểu của thận;
-
Hội chứng Cushing: xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều cortisol, ảnh hưởng trực tiếp tới hormon chống bài niệu ADH (liên quan tới chức năng bài tiết nước tiểu)
-
Nhiễm trùng bàng quang:
-
Lo âu kéo dài: mặc dù nghe có vẻ không liên quan tới bệnh đa niệu nhưng trên thực tế có tồn tại mối liên hệ giữa trạng thái bồn chồn, lo âu và vasopressin - một loại chất giúp thận giữ nước. Đa niệu có thể xuất hiện khi bạn lo âu, căng thẳng quá độ;
-
Phì đại tuyến tiền liệt: thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trên 50;
-
Mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: bệnh có thể gây ra biến chứng là làm suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, nếu người bệnh chụp CT hoặc thực hiện các loại xét nghiệm có dùng chất đánh dấu phóng xạ dạng tiêm, sau đó phải uống nhiều nước để thải bỏ vật liệu phóng xạ thì có thể gặp phải hiện tượng đa niệu. Trong trường hợp sau vài ngày vẫn bị đa niệu thì người bệnh nên đi kiểm tra lại.
Một lối sống ưa chuộng caffeine từ cà phê và trà, rượu bia, việc sử dụng những loại thuốc điều trị cao huyết áp, lợi tiểu, chống phù nề cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa niệu ở người bệnh.
3. Phương pháp giúp chẩn đoán bệnh đa niệu
Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng sẽ được áp dụng để xác định bệnh đa niệu, cụ thể như sau:
-
Dựa trên các triệu chứng thực thể: lượng nước tiểu trung bình thải ra mỗi ngày, mức độ khát nước của bệnh nhân;
-
Khai thác thông tin bệnh sử: thời gian khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, bệnh lý đã từng hoặc đang mắc phải (đột quỵ, tắc nghẽn đường tiểu, chấn thương đầu,...) hoặc các biện pháp điều trị y tế (cho ăn bằng ống, truyền nước, phẫu thuật,...) có thể gây ảnh hưởng tới chức năng thận;
-
Kiểm tra các dấu hiệu sưng ở bụng, chân hoặc tay, biểu hiện của bệnh lý đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt, hội chứng Sjogren, tăng canxi máu, ung thư hay tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm,...;
-
Chẩn đoán cận lâm sàng:
-
Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra nồng độ của canxi, chất điện giải, natri trong máu;
-
Xét nghiệm nước tiểu: bệnh nhân có thể được chỉ định tiến hành xét nghiệm trong vòng 8, 12 hoặc 24 giờ. Việc mẫu nước tiểu được thu thập trong thời gian dài hơn sẽ giúp bác sĩ có cơ sở để kiểm tra tốt hơn về tính chất nước tiểu của người bệnh, nhờ đó rút ra kết luận về tình trạng của thận;
-
Xét nghiệm chức năng tuyến yên: đây là tuyến có vai trò sản xuất ra hormon ADH. Việc tiết ra loại hormon này có thể bị cản trở nếu cơ thể gặp một rối loạn nào đó;
-
Xét nghiệm glucose (đo đường huyết): trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có khả năng đang mắc bệnh tiểu đường.
4. Các cách điều trị bệnh đa niệu
Người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới tình trạng bất thường mà cơ thể đang gặp phải, ví dụ như thức giấc nhiều lần để đi tiểu vào ban đêm dẫn tới mất ngủ, thường xuyên khát nước, lượng nước tiểu nhiều. Sau đó, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu để được chẩn đoán chính xác được căn bệnh mà mình đang mắc phải.
Nếu nguyên nhân gây đa niệu không xuất phát từ bệnh lý mà là do thói quen hay uống nước trước khi ngủ vào ban đêm, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, caffeine,... thì người bệnh nên tự điều chỉnh lối sống trở nên lành mạnh hơn.
Trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng các thuốc lợi tiểu thì nên đề cập vấn đề này với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng phù hợp. Còn đa niệu là do mắc phải một bệnh lý nào đó (suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp, xơ gan, suy thận,...) thì người bệnh nên tập trung điều trị ổn định những bệnh lý này.
Nếu bị đi tiểu đêm nhiều lần, cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt hoặc các bệnh lý mình có thể gặp phải
Một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín phải kể đến hiện nay đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Sở hữu đội ngũ các y bác sĩ đầu ngành chuyên môn giỏi, tận tâm cùng hệ thống máy móc hiện đại từ siêu âm, chụp CT, X-quang, cộng hưởng từ và công nghệ xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, MEDLATEC tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán và thăm khám sức khỏe được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Nếu bạn còn nhiều thắc mắc cần được giải đáp, hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tổng đài viên của chúng tôi tư vấn một cách cụ thể hơn.