Giải đáp: Tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không? | Medlatec

Giải đáp: Tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không?

Hầu hết các bậc phụ huynh có con trẻ thuộc diện thấp còi đều băn khoăn tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không? Thực tế, hormon có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng giúp kiểm soát phần lớn những hoạt động tăng trưởng. Do đó, nếu cơ thể không đủ hormon, ba mẹ có thể cân nhắc tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ. Nhưng liệu đây có phải điều tốt hay không?


12/06/2021 | Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng để tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ
09/03/2021 | Chiều cao và cân nặng chuẩn của nữ - bạn gái nào cũng cần biết
08/01/2021 | Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ - những điều cha mẹ cần biết

1. Tầm quan trọng của hormon tăng trưởng ở trẻ

Mỗi hormon trong cơ thể sẽ chịu trách nhiệm về một quá trình hoặc hoạt động khác nhau. Trong đó, hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, sự hình thành cơ và xương trong cơ thể.

Vai trò của hormon tăng trưởng

Nhiều bậc phụ huynh dù lo lắng tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không nhưng vẫn muốn áp dụng cho con mình. Bởi hormon tăng trưởng có vai trò rất lớn trong sự phát triển của cơ thể, nhất là ở trẻ nhỏ.

Trước hết, nó kiểm soát sự tăng trưởng, đồng thời tham gia vào nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể. Nó có thể hỗ trợ quá trình xử lý protein, làm tăng giáng hóa chất béo nhằm cung cấp năng lượng cho các mô phát triển.

Trong ngày, hàm lượng hormon sẽ thay đổi nhờ vào những hoạt động thể chất. Để hormon này tăng trưởng một cách tự nhiên nhất, hãy tập luyện thể dục và những bài tập đơn giản. Ngoài ra, giấc ngủ và hàm lượng đường huyết cũng ảnh hưởng đến hormon tăng trưởng.

Hormon tăng trưởng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Hormon tăng trưởng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Dù là những thay đổi nhỏ nhất cũng ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng. Dù đóng vai trò quan trọng nhưng dư thừa hormon cũng gây ra rối loạn tăng trưởng một cách nghiêm trọng. Nếu ít hormon có thể gây ra tình trạng còi cọc, thấp bé, tổn thương tuyến yên, thậm chỉ có thể gây ra đột biến gen.

Thiếu hụt hormon tăng trưởng 

Nhìn chung, trẻ thiếu hormon tăng trưởng vẫn có kích thước bình thường khi sinh. Một số em bé có thể thiếu hormon tăng trưởng trong suốt cuộc đời do cơ thể không thể sản sinh. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể do di truyền.

Khi trẻ khoảng 2 - 3 tuổi, sự thiếu hụt này sẽ được nhìn thấy rõ ràng nhất. Trẻ chậm lớn, thậm chí là không lớn. Ngoài ra còn những triệu chứng đặc trưng như:

  • Nhìn trẻ non nớt so với những trẻ khác cùng tuổi.

  • Thân hình mũm mĩm.

  • Tóc thưa thớt, ít.

  • Trẻ dậy thì muộn.

2. Tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không

Nếu trẻ không gặp vấn đề tuyến giáp, chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ thì có thể được chỉ định tiêm hormon tăng trưởng. Hormon này sẽ giúp trẻ phát triển xương, tăng cơ, giảm mô mỡ, đáp ứng miễn dịch và cải thiện vóc dáng. Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không, cha mẹ nên tìm hiểu khái quát về loại hormon này như sau:

Thế nào là tiêm hormon tăng trưởng?

Phương pháp tăng hormon tăng trưởng phổ biến nhất ở cả trẻ em lẫn người lớn là tiêm hormon. Hormon này được tạo ra dựa trên cơ chế bắt chướng hormon tăng trưởng tự nhiên trong cơ thể. Muốn sử dụng cần được bác sĩ hướng dẫn. Tùy vào từng thể trạng mà liều lượng tiêm là vài lần một tuần hoặc hàng ngày. 

Phương pháp tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ đang ngày càng phổ biến

Phương pháp tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ đang ngày càng phổ biến

Việc tăng cường hormon sinh trưởng có thể tự tiến hành hoặc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Quá trình này sẽ kéo dài vài năm, bệnh nhân cần gặp bác sĩ hàng tháng để kiểm tra định kỳ. Muốn biết cơ thể có cần tăng, giảm hoặc ngừng điều trị hay không thì cần làm một số xét nghiệm máu. Ngoài ra còn cần theo dõi lượng đường huyết, mật độ xương, đồng thời hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

Sự phản ứng của cơ thể với insulin cũng có thể bị ảnh hưởng, làm hàm lượng đường huyết bị kiểm soát. Thiếu hormon tăng trưởng, cơ thể sẽ tăng cholesterol và xương giòn. Tuy nhiên, việc tiêm hormon tăng trưởng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:

  • Độ tuổi.

  • Tiền sử bệnh tật và sức khỏe tổng quát.

  • Mức độ thiếu hormon.

  • Khả năng đáp ứng.

  • Kỳ vọng quá trình điều trị.

  • Sự lựa chọn của người tiêm.

Tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không?

Tới đây, chắc hẳn các bậc bố mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề này. Điều trị càng sớm, cơ hội trẻ phát triển bình thường khi trưởng thành càng cao. Trong 3 năm đầu tiên điều trị bằng phương pháp tiêm hormon, trẻ có thể cao thêm 10cm và những năm tiếp theo khoảng 7cm. Hiện nay vẫn có nhiều người lớn lựa chọn điều trị hormon tăng trưởng suốt đời. 

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu được tiêm hormon tăng trưởng sau 2 tuổi. Đối với bé gái sẽ kết thúc lúc xương được 14 - 15 tuổi và đối với bé trai là 15 - 16 tuổi. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể ngừng trước độ tuổi này nếu chiều cao tăng dưới 2cm/năm. Trong 3 - 6 tháng đầu sau tiêm, bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ để kiểm tra đáp ứng điều trị cũng như phát hiện những tác dụng phụ nếu có. 

Mục tiêu chung nhất của tiêm hormon tăng trưởng dù ở trẻ em hay người lớn vẫn là phục hồi năng lượng, chuyển hóa năng lượng và cải thiện vóc dáng cơ thể. Hormon tăng trưởng còn giúp giảm mỡ, nhất là những vùng quanh bụng. Một lợi ích không thể không nhắc đến của hormon tăng trưởng là cải thiện sức bền và tăng khả năng chịu đựng. Điều này sẽ làm tâm trạng và chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn.

Trẻ trên 2 tuổi có thể tiêm hormon tăng trưởng

Trẻ trên 2 tuổi có thể tiêm hormon tăng trưởng

Tác dụng phụ của hormon tăng trưởng

Bên cạnh vấn đề tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không, bố mẹ cũng nên quan tâm đến một số tác dụng phụ nếu dùng hormon này. Hầu như những ai tiêm hormon tăng trưởng cũng đều gặp một số vấn đề nào đó. Những tác dụng phụ thường gặp phải nhất là:

  • Đau cơ.

  • Đau khớp.

  • Đau đầu.

  • Tay, chân sưng tấy.

Nếu trẻ gặp những triệu chứng này, bố mẹ cần báo với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp để giảm tác dụng phụ.

Ngoài ra, những đối tượng sau không nên tiêm hormon tăng trưởng:

  • Đang có khối u trong người.

  • Đang mắc ung thư 

  • Đang mắc một số bệnh nghiêm trọng.

  • Đang bị rối loạn hô hấp.

  • Đang gặp đa chấn thương.

  • Người đang bị tiểu đường nếu tiêm homron tăng trưởng cần theo dõi cẩn thận.

Dư thừa hormon tăng trưởng

Nếu dùng hormon tăng trưởng trong một thời gian dài có thể bị chứng u tuyến yên thể đo đầu chi do người trưởng thành không thể cao hơn. Do đó, xương chỉ có thể dày lên chứ không thể dài ra. Nếu gặp phải tình trạng này, xương sẽ phát triển quá đà ở tay, chân và mặt, da cũng trở nên dày và thô hơn.

Dư thừa hormon tăng trưởng có thể gây ra tình trạng phát triển quá đà

Dư thừa hormon tăng trưởng có thể gây ra tình trạng phát triển quá đà

Qua những thông tin được chia sẻ trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã không còn băn khoăn về vấn đề tiêm hormon tăng trưởng cho trẻ có sao không. Hormon tăng trưởng có vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng phương pháp này cho con, giúp con có sự phát triển bình thường sau này. Chúc các bố các mẹ sẽ tìm ra phương pháp nuôi con thật tốt.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp