Giải đáp thắc mắc: Ung thư gan có di truyền không? | Medlatec

Giải đáp thắc mắc: Ung thư gan có di truyền không?

Ung thư gan là một trong những căn bệnh khá phổ biến và là nỗi sợ của nhiều người dân nước ta. Bởi lẽ, bệnh lý này không những gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan mà còn có nguy cơ di căn sang nhiều cơ quan khác của cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy các nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh ung thư gan có di truyền không?


21/07/2021 | Các phương pháp điều trị ung thư gan hiệu quả và phổ biến nhất
19/07/2021 | Thông tin chi tiết về chẩn đoán ung thư gan làm xét nghiệm gì
15/07/2021 | Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán ung thư gan cho kết quả chính xác cao
14/04/2021 | Tầm soát ung thư gan gồm những gì - bác sĩ trả lời chi tiết

1. Sơ lược về bệnh ung thư gan

Trước khi giải đáp ung thư gan có di truyền không thì chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về căn bệnh này. Thực tế, ung thư gan được biết đến là một bệnh lý liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng nằm ngoài khả năng kiểm soát của các tế bào gây ung thư ở gan. Căn bệnh này thường gây ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng gan và khả năng hoạt động của một số cơ quan khác có liên kết với gan. Theo một số dữ liệu nghiên cứu năm 2018 cho thấy, ung thư gan được xếp vào nhóm bệnh có số ca mắc và tỷ lệ gây tử vong đứng hàng đầu. 

ung thư gan có di truyền không

Tổng quan về tình trạng ung thư gan

Dựa vào đặc trưng của khối u ác tính, trong y khoa phân chia bệnh ung thư gan thành hai dạng sau:

1.1. Ung thư gan nguyên phát

Các thành phần của nhu mô gan là nguồn gốc để các khối u gan nguyên phát có điều kiện để phát triển và gây bệnh. Trong đó, các khối u biểu mô của nhu mô gan gồm có: 

  • HCC - Ung thư biểu mô tế bào gan: sự tăng trưởng của dạng ung thư này có thể tăng trưởng dựa vào một trong số những mô hình như khối khu trú, thể thâm nhiễm hoặc kết hợp cả 2 mô hình trên.

  • Angiosarcoma - u mạch máu ác tính: dạng ung thư này thường rất ít gặp nhưng khả năng phát triển của chúng khá nhanh chóng và khả năng điều trị thành công thường không cao. 

  • Cholangiocarcinoma - Ung thư đường mật nối khối: dạng ung thư này thường nảy sinh ở tế bào lót các ống mật nhỏ tồn tại ở bên trong gan. 

U nguyên bào gan thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh

U nguyên bào gan thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh

  • Hepatoblastoma - u nguyên bào gan: dạng ung thư này chủ yếu nảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em từ 5 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, khả năng điều trị thành công bằng các phương pháp hóa trị, phẫu thuật khá cao trừ những trường hợp khối u nằm lan ra ngoài gan.

1.2. Ung thư gan di căn

Theo một vài nghiên cứu cho thấy có đến 40% trường hợp mắc bệnh do khối u ác tính có nguy cơ di căn đến gan. Trong khi đó, có đến gần 95% các khối nguyên phát nằm trong hệ thống cửa, điển hình như đại tràng, dạ dày, đường mật, ruột non, tụy. Một số trường hợp khác, khối nguyên phát có thể xuất hiện ở một số cơ quan khác như tuyến giáp, vú, cơ quan sinh dục - tiết niệu, phổi.

2. Bệnh ung thư gan có di truyền không?

Theo bác sĩ, ung thư gan là nhóm bệnh lý có chủ yếu phát sinh ở người lớn, nhất là những đối tượng trong độ tuổi trung niên trở lên. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới khoảng 7 - 8 lần. Vậy bệnh ung thư gan có di truyền không? Khá nhiều người cho rằng tình trạng ung thư ở gan có khả năng lây nhiễm từ ba mẹ sang con theo yếu tố di truyền. Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Sự di truyền nếu có ở người mẹ gây ra cho con chỉ là virus gây bệnh.

Tỷ lệ di truyền của bệnh ung thư gan khá thấp

Tỷ lệ di truyền của bệnh ung thư gan khá thấp

Virus gây bệnh gan hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu đứa trẻ được tiêm vacxin phòng bệnh ngay sau khi chào đời. Những trường hợp mắc bệnh ung thư gan liên quan đến yếu tố di truyền thường rất ít và chiếm khoảng 10% số ca bệnh. Mặt khác, những đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh ở độ tuổi từ 50 tuổi trở đi thì khả năng di truyền thường không đáng kể. Tuy nhiên, mọi người vẫn không nên chủ quan vì nguy cơ bị ung thư gan ở những đối tượng có người thân mắc bệnh thường cao hơn.

3. Các nguyên nhân gây bệnh ung thư gan

Ngoài việc thắc mắc ung thư gan có di truyền không thì độc giả cũng muốn tìm hiểu thêm về một số nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, bệnh lý này có thể nảy sinh do nhiều yếu tố. bao gồm cả bệnh lý và các tác nhân khác. Để hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ chi tiết về từng nguyên nhân. Cụ thể gồm:

  • Xơ gan: có khoảng 80% bệnh nhân bị ung thư gan trên bệnh nền xơ gan. Trong đó, những yếu tố gây xơ gan và tiến triển thành ung thư gan có thể kể đến gồm: viêm gan B hoặc C, xơ gan do lạm dụng rượu - bia, xơ gan do nhiễm sắt,... Một số trường hợp vẫn có khả năng bị ung thư gan mặc dù tình trạng viêm gan B hoặc C hoàn toàn chưa diễn tiến thành xơ gan.

Tình trạng xơ gan tiến triển thành ung thư gan

Tình trạng xơ gan tiến triển thành ung thư gan

  • Hóa chất độc hại: những đối tượng làm việc hoặc sinh sống ở môi trường có chứa các loại hóa chất độc hại đối với gan thường dễ mắc bệnh. Trong đó, môi trường làm việc dễ bị độc tố xâm nhập cơ thể nhất là phòng thử nghiệm hạt nhân, phòng thí nghiệm,… 

  • Lạm dụng thuốc ngừa thai trong thời gian dài: thuốc ngừa thai nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến u tuyến (Adenoma) trong gan. Trong khi đó, tình trạng này thường tạo điều kiện thuận lợi để quá trình tiến triển HCC diễn ra nhanh hơn. 

  • Chất Aflatoxin của nấm Aspergillus: Chất Aflatoxin được biết đến là một loại độc tố vi nấm có thể gây ung thư gan và thường tồn tại trong một số thực phẩm bị ẩm mốc do không được bảo quản trong môi trường phù hợp. Điển hình như môi trường ẩm thấp hoặc quá nóng khiến thực phẩm dễ sinh ra nấm. Một số thực phẩm bị mốc thường chứa chất Aflatoxin là lạc, đậu.

4. Các triệu chứng của bệnh ung thư gan

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vấn đề xoay quanh bệnh ung thư gan, bài viết hôm nay không những giải đáp ung thư gan có di truyền không mà còn chia sẻ thêm về các triệu chứng của bệnh. Thực tế, phần lớn các bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi vô tình đi thăm khám hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi vì ở giai đoạn đầu, hầu như người bệnh không nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác thường nào. Khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn tiếp theo thì cũng là thời điểm cơ thể bộc phát nhiều triệu chứng lâm sàng hơn, cụ thể như:

4.1. Về triệu chứng thực thể

Một số triệu chứng thực thể có thể xuất hiện ở bệnh nhân như:

  • Hình thành khối khu trú: tuy nhiên bệnh nhân thường khó có thể nhận biết được khối khu trú vùng gan khi sờ bằng tay.

Kích thước lá gan ngày một to hơn

Kích thước lá gan ngày một to hơn

  • Gan to hơn, khi chạm bằng tay có thể cảm nhận được bờ gan nằm ở dưới bờ sườn.

4.2. Về triệu chứng cơ năng

Phần lớn các bệnh nhân đều nhận thấy cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng cơ năng dưới đây:

  • Mắt và da bị vàng: tình trạng vàng mắt thường thể hiện rõ rệt ở phần củng mạc mắt. Đồng thời, sắc da cũng có biểu hiện vàng hơn, nhất là khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng. Triệu chứng này nảy sinh do khối u khiến đường mật bị tắc nghẽn. Điều này cũng gây ra hiện tượng muối mật trào ngược vào các xoang gan rồi xâm lấn dần vào máu và tiếp tục lắng đọng tại da. 

  • Cân nặng giảm: theo kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 30 - 50 % bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan có hiện tượng sụt cân vì dịch mật không được bài xuất xuống ruột nên khả năng tiêu hóa cũng bị rối loạn.

  • Đau bụng ở vị trí của gan: ở giai đoạn đầu cơn đau thường không thể hiện rõ rệt nhưng càng về sau mức độ và tần suất đau bụng ngày một nhiều hơn do tình trạng tắc mật gây ra.

Với những chia sẻ trên đây, thắc mắc ung thư gan có di truyền không đã được giải đáp một cách tường tận. Ngoài ra, bạn đọc cũng được chia sẻ thêm về một số vấn đề xoay quanh bệnh lý này như nguyên nhân gây và triệu chứng của bệnh. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp