Ngày nay, số lượng bệnh nhân nam bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đang có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề đáng lo ngại. Nhiều bạn lo lắng không biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi hay phải điều trị? Bài viết này sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc kể trên.
31/07/2021 | Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ? 26/05/2021 | Hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? 26/05/2021 | Liệu rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ có cần mổ không? 26/05/2021 | Trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con được không?
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh được biết tới là bệnh lý khá phổ biến ở nam giới, hiện tượng này xảy ra khi tĩnh mạch của tinh hoàn bị giãn và gây những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Trong đó, có thể kể tới một số vấn đề thường gặp như: nhiệt độ tinh hoàn tăng cao, khả năng sản xuất hormone nam giới suy giảm nghiêm trọng,… Các bác sĩ cho biết căn bệnh này ảnh hưởng tới sức khỏe của nam giới, nhất là khả năng sinh sản. Một số bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh phát triển qua 5 giai đoạn
Trên thực tế, tình trạng giãn tĩnh mạch ở tinh hoàn phát triển qua 5 giai đoạn chính, càng về sau, bệnh càng có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không cảm nhận rõ các triệu chứng, đó là nguyên nhân vì sao chúng ta không kịp thời phát hiện và điều trị tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Đặc biệt, khá nhiều bạn thắc mắc không biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi được hay không? Liệu bệnh có để lại biến chứng nặng nề đối với sức khỏe của nam giới không?
2. Giải đáp thắc mắc: giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không?
Nếu bạn đang thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Bởi vì các tĩnh mạch khi giãn ra thì rất khó tự phục hồi lại cấu trúc như ban đầu, vậy nên chúng ta bắt buộc phải điều trị bệnh.
Nếu bỏ qua việc điều trị, bạn sẽ đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh lý. Trong đó, teo tinh hoạt, chất lượng đời sống tình dục suy giảm và vô sinh là những di chứng nghiêm trọng mọi người nên lưu ý.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không?
Các bác sĩ cho biết, khi tĩnh mạch giãn hoặc xoắn thì máu thường ứ đọng lại, không thể lưu thông và gây ra áp lực rất lớn, đây là nguyên nhân khiến tinh hoàn của người bệnh teo lại. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn hạn chế sự phát triển của tinh hoàn, đặc biệt đối với bệnh nhân trong độ tuổi dậy thì. Tình trạng này khiến cánh mày râu cảm thấy tự ti và ngại ngùng khi quan hệ tình dục.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn tới hiện tượng tăng nhiệt độ ở tinh hoàn, các nghiên cứu cho biết nhiệt độ tinh hoàn của bệnh nhân cao hơn so với người bình thường từ 2 - 3 độ C. Tình trạng này dẫn tới khả năng sản sinh tinh trùng và hormone nam suy giảm rõ rệt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn cực kỳ cao.
Chắc hẳn thông tin kể trên đã giải đáp phần nào thắc mắc: bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi hay không? Nam giới không nên chủ quan khi phát hiện mắc bệnh, tốt nhất bạn nên chủ động điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vô sinh, hiếm muộn là vấn đề thường gặp đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
3. Kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh
Để giải quyết dứt điểm tình trạng giãn tĩnh mạch ở thừng tinh, mọi người nên kết hợp giữa điều trị nội khoa và chăm sóc sức khỏe. Nếu kiên trì thực hiện, chắc chắn bệnh nhân sẽ phục hồi sức khỏe, hạn chế nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
3.1. Điều trị cho bệnh nhân
Trong quá trình tìm hiểu giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không, bạn sẽ biết rằng bệnh nhân cần điều trị để cải thiện tình trạng sức khỏe. Phương pháp điều trị phổ biến và an toàn nhất hiện nay đó là sử dụng thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh, hạn chế hiện tượng giãn tĩnh mạch. Các loại thuốc được ưu tiên sử dụng đó là nhóm thuốc có khả năng chống viêm và giảm đau. Tốt nhất mọi người nên kiên trì điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ khoảng từ 2 - 3 đợt để đạt được hiệu quả cao nhất.
Đối với bệnh nhân mức độ nặng, điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả tốt, thay vào đó bác sĩ sẽ được chỉ định phẫu thuật. Mục đích của ca phẫu thuật là thắt tĩnh mạch đang bị giãn nở, giúp giải quyết dứt điểm tình trạng bệnh. Nhìn chung, kỹ thuật thực hiện ngày nay khá hiện đại và đảm bảo an toàn, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Bệnh nhân nên chủ động điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
3.2. Chăm sóc sức khỏe
Bên cạnh điều trị tích cực, thói quen sinh hoạt điều độ, khoa học cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Trước hết, bệnh nhân cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, chúng ta nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, sản phẩm chứa chất kích thích hoặc món ăn cay, đây là tác nhân khiến tĩnh mạch ở thừng tinh giãn nở ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nếu đã tìm hiểu giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không, chắc hẳn mọi người đều biết bệnh nhân cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc để sức khỏe sớm phục hồi. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tạm dừng các vận động nặng hoặc quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị. Điều này rút ngắn được thời gian điều trị tĩnh mạch thừng tinh giãn nở.
Thói quen vệ sinh hàng ngày cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh. Cụ thể, nam giới nên duy trì thói quen vệ sinh cơ quan sinh dục đều đặn, quan trọng nhất là bạn thao tác vệ sinh đúng cách và luôn giữ khu vực này sạch sẽ. Đặc biệt, người mắc bệnh không nên xả trực tiếp nước nóng vào cơ quan sinh dục, thói quen này không hề tốt cho tĩnh mạch đang giãn nở.
Mọi người nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống
Trong suốt quá trình điều trị, mọi người đừng quên đi khám và theo dõi sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, bác sĩ sẽ kịp thời điều chỉnh phác đồ phù hợp, hạn chế tình trạng giãn nở tĩnh mạch ở thừng tinh.
Chắc hẳn qua bài viết này mọi người đã giải đáp phần nào thắc mắc: bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có tự khỏi không? Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, chúng ta bắt buộc phải theo dõi và điều trị dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.