Giải đáp: Người bị ung thư vòm họng không nên ăn gì? | Medlatec

Giải đáp: Người bị ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Khó nuốt, đau rát họng là triệu chứng thường gặp ở những người bị ung thư vòm họng. Vậy, ung thư vòm họng không nên ăn gì để giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau đớn? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thực phẩm kiêng kỵ với ung thư vòm họng. Từ đó, bạn có thể kịp thời né tránh và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý.


16/03/2021 | Các dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu có thể dễ phát hiện
29/01/2021 | Tình trạng ho ra máu có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng?
02/10/2020 | Thông tin sức khỏe mới nhất dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng

1. Ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Ung thư vòm họng không nên ăn gì để làm giảm các triệu chứng của bệnh? Dưới đây là các loại thực phẩm mà bạn không nên bổ sung vào các bữa ăn của mình:

Thực phẩm sống:

Ung thư vòm họng khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, khi bị bệnh bạn tuyệt đối không ăn các thực phẩm sống, tái như: gỏi cá, thịt tái, nem chua, susi,… Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.

Khi bị ung thư vòm họng, bạn không nên ăn các thực phẩm sống, tái như: gỏi cá, thịt tái, nem chua, susi

Khi bị ung thư vòm họng, bạn không nên ăn các thực phẩm sống, tái như: gỏi cá, thịt tái, nem chua, susi,…

Thực phẩm cay nóng:

Khi mắc bệnh, cổ họng của bạn rất dễ bị tổn thương. Tiêu, ớt, gừng, tỏi,… đều là những gia vị gây kích thích niêm mạc họng. Do đó, trong quá trình chế biến thức ăn bạn nên hạn chế thêm các loại gia vị có tính cay nóng vào món ăn. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những cơn đau rát, khó chịu.

trong quá trình chế biến thức ăn, bạn nên hạn chế thêm các loại gia vị có tính cay nóng vào món ăn để tránh làm tổn thương niêm mạc họng

Trong quá trình chế biến thức ăn, bạn nên hạn chế thêm các loại gia vị có tính cay nóng vào món ăn để tránh làm tổn thương niêm mạc họng

Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh như: sữa nóng, cacao nóng, kem,… Bởi vì, chúng có thể làm cổ họng của bạn bị bỏng hoặc viêm loét nặng.

Thực phẩm chứa nitrosamine

Nitrosamine là hợp chất hóa học làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, bạn không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều hợp chất này như: đồ hộp, thịt hun khói, xúc xích,… Việc hạn chế sử dụng thực phẩm chứa Nitrosamine sẽ giúp bệnh ung thư vòm họng không tiến triển nặng hơn.

Thực phẩm chứa acid:

Các triệu chứng ung thư vòm họng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa acid như: dưa cải muối chua, các loại hoa quả chua, cam, chanh,… Bởi vì, acid có trong thực phẩm sẽ làm tổn thương niêm mạc vùng hầu họng. Lúc này, các cơn đau rát xuất hiện nhiều khiến khả năng ăn uống của bạn giảm xuống. Vì vậy, bạn không nên ăn các loại thực phẩm có tính acid.

ung thư vòm họng không nên ăn gì

Triệu chứng ung thư vòm họng có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa acid như: dưa chua, các loại hoa quả chua,…

Nước uống có gas, chất kích thích:

Nước ngọt có gas, rượu bia đều là các loại đồ uống không tốt đối với những người bị ung thư vòm họng. Bởi vì, chúng có thể cản trở tác dụng của các phương pháp điều trị. Đồng thời, các loại đồ uống này còn khiến tình trạng tổn thương ở niêm mạc họng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu bia và đồ uống có gas.

Ngoài ra, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể, nhất là vòm họng. Các chất độc có trong khói thuốc sẽ làm niêm mạc vùng miệng, họng bị viêm loét nặng. Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, bạn nên loại bỏ thói quen hút thuốc càng sớm càng tốt.  

Thịt đỏ:

Các loại thịt đỏ giàu đạm thường không tốt đối với những người bị ung thư vòm họng. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì bạn không nên ăn quá 500g thịt/tuần để tránh tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp bạn đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa được các bệnh như: ung thư trực tràng,…

Các loại thịt đỏ giàu đạm thường không tốt đối với những người bị ung thư vòm họng

Các loại thịt đỏ giàu đạm thường không tốt đối với những người bị ung thư vòm họng

Ăn quá mặn:

Thói quen ăn mặn không chỉ gia tăng các bệnh lý về cao huyết áp, tim mạch mà chúng còn làm mất canxi gây loãng xương sớm. Đồng thời, việc ăn nhiều các loại đồ muối chua hay các thực phẩm có lượng muối cao như: cải, dưa, cà muối, cá mắm,... đều gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận.

Để bảo vệ sức khỏe, những người mắc ung thư vòm họng không nên ăn các loại thực phẩm này, đồng thời giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn.

Để bảo vệ sức khỏe, những người mắc ung thư vòm họng không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối

Để bảo vệ sức khỏe, những người mắc ung thư vòm họng không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn quá nhiều đường:

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, đối với khẩu phần ăn chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ Insulin trong máu. Hormon này có tác dụng làm tăng tốc độ phát triển cũng như thúc đẩy quá trình di căn của các tế bào ung thư diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, người mắc ung thư vòm họng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: cơm, bánh mì chế biến từ tinh bột,…

2. Lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bị ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng khiến khả năng ăn uống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi chế biến các món ăn bạn nên chú ý một số điều dưới đây:

  • Người bị ung thư vòm họng thường bị đau họng khi nuốt. Trong nhiều trường hợp, khối u ở họng quá lớn khiến người bệnh không thể ăn uống. Do đó, để giảm thiểu tình trạng này bạn nên cắt nhỏ, hầm nhừ hoặc xay nhuyễn thực phẩm thành súp, cháo loãng để người bệnh dễ ăn và hấp thu tốt hơn.

  • Nếu người bệnh không thể ăn sống các loại rau, củ, quả thì bạn nên hấp sơ qua để giữ được toàn bộ vitamin. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước ép trái cây (ngoại trừ nước ép cà chua, nước chanh,…). Lưu ý: không nên cho thêm đường vào nước ép để hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

  • Mỗi ngày, chế độ ăn của người bị ung thư vòm họng nên chia thành 5 - 6 bữa nhỏ. Cách này sẽ giúp người bệnh dễ ăn và ăn được nhiều hơn.

  • Sau khi điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống để giảm thiểu các tác dụng phụ do các phương pháp xạ trị, hóa trị, phẫu thuật gây ra.

Người bị ung thư vòm họng nên uống nhiều nước ép trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể

Người bị ung thư vòm họng nên uống nhiều nước ép trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết thì mọi thắc mắc của bạn về ung thư vòm họng không nên ăn gì đã được giải đáp. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu các tác dụng phụ sau điều trị ung thư vòm họng, đồng thời làm tăng tỷ lệ sống. Để xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng của MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp