Khám sức khỏe tổng quát là hình thức kiểm tra sức khỏe toàn cơ thể, được khuyến cáo nên kiểm tra định kì với tất cả mọi người. Xoay quanh vấn đề này, có nhiều câu hỏi đặt ra, bài viết sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến khám sức khỏe.
05/12/2019 | Khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em ở đâu tốt? 28/11/2019 | Bất ngờ phát hiện u gan nhờ khám sức khỏe tổng quát 26/11/2019 | Hà Nội khám sức khỏe tổng quát ở bệnh viện nào tốt nhất? 26/11/2019 | 4 lý do khiến chị em nhất định phải khám sức khỏe tổng quát khi chạm ngưỡng tuổi 30
1. Khám sức khỏe tổng quát là gì?
Việc tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện đối với tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể được gọi là khám sức khỏe tổng quát. Đây là một việc làm cần thiết nhằm xác định tình trạng sức khỏe cơ thể qua từng giai đoạn, có thể phát hiện ra những nguy cơ mắc bệnh, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời.
Khi khám sức khỏe, bạn sẽ được chỉ định làm các mục kiểm tra như đo huyết áp, đo chiều cao, cân nặng, khám tim mạch, khám nội, khám tai - mũi - họng, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng,...
Khám sức khỏe tổng quát là tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ quan, bộ phận của cơ thể
2. Nội dung khám sức khỏe tổng quát gồm những mục gì?
Đây là dịch vụ khám tổng quát, toàn diện trên các cơ quan của cơ thể nhằm tầm soát bệnh lý. Thông thường bao gồm các mục như: khám lâm sàng tổng quát, làm các xét nghiệm liên quan, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò các chức năng,...
Nội dung khám tổng quát cụ thể như sau:
-
Kiểm tra thể lực: đo huyết áp, chiều cao, cân nặng.
-
Khám nội tổng quát: tim mạch, tiêu hóa, đường hô hấp, đường tiết niệu nhằm phát hiện một số bệnh lí về nội khoa.
-
Kiểm tra thị lực, tư vấn các bệnh lý về mắt.
-
Khám răng miệng tổng quát, kiểm tra tình trạng sâu răng, cao răng, viêm lợi.
-
Khám tai-mũi-họng nhằm phát hiện các bệnh lý về xoang, họng, dây thanh quản.
-
Xét nghiệm máu tổng phân tích các thông số: đường máu, chức năng thận, men gan, mỡ máu, acid uric máu (nhằm phát hiện viêm khớp, gout), viêm gan siêu vi B,...
-
Phân tích nước tiểu các chỉ số: LEU, Nitrite, độ pH, BLD, GLU, PRO,...
-
Siêu âm ổ bụng.
-
Chụp X-quang tim.
-
Đối với nam giới: siêu âm tuyến tiền liệt.
-
Đối với nữ giới: siêu âm vú, buồng trứng, tử cung.
Mỗi độ tuổi, nhu cầu và khả năng tài chính mà mỗi người lại chọn cho mình gói dịch vụ khám sức khỏe khác nhau.
Nội dung khám sức khỏe bao gồm nhiều hạng mục: xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm ổ bụng, khám các cơ quan như tim, phổi, tai-mũi-họng,...
3. Khám sức khỏe tổng quát có tác dụng gì?
Trên thực tế có rất nhiều người chủ quan, cho rằng không có biểu hiện bệnh tật gì thì không phải khám định kì. Tuy nhiên rất nhiều căn bệnh âm thầm diễn biến bên trong, không biểu hiện ra bên ngoài, đến khi bạn phát hiện thì căn bệnh đã trở nên nguy hiểm (ví dụ như bệnh ung thư). Vì thế việc khám sức khỏe định kì càng quan trọng hơn. Nó giúp phát hiện những mầm mống gây bệnh, từ đó bạn chủ động có phương hướng điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe giúp bạn có cái nhìn tổng quát và tình trạng sức khỏe của bản thân. Các bác sĩ dựa vào kết quả khám tổng quát của từng người, tìm ra được các bệnh tật sau đó có phương hướng điều trị hợp lí, tăng cơ hội khỏi bệnh cho bệnh nhân. Đồng thời hướng dẫn bạn chủ động điều chỉnh lối sống, sinh hoạt sao cho khoa học.
Chính vì vậy, mọi đối tượng, mọi lứa tuổi nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm một lần để đảm bảo theo dõi được thường xuyên tình trạng sức khỏe của bản thân.
4. Có phải nhịn ăn sáng khi khám sức khỏe tổng quát không?
Có rất nhiều người thắc mắc rằng có phải nhịn ăn sáng khi khám sức khỏe tổng quát không. Bạn cần nhịn ăn sáng trước khi tiến hành khám sức khỏe để thực hiện các xét nghiệm, siêu âm hoặc nội soi chuẩn xác nhất.
Dưới đây là một số lưu ý đối với từng loại xét nghiệm:
-
Đối với xét nghiệm Triglyceride, cholesterol, glucose cần nhịn ăn khoảng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
-
Xét nghiệm máu, nước tiểu yêu cầu không ăn sáng, không uống các chất có đường, gas, các chất gây nghiện,... Chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo độ chính xác.
-
Khám nội soi đại tràng, nội soi dạ dày không được ăn uống ít nhất 10 tiếng trước khi khám.
-
Khi siêu âm bụng, tuyến tiền liệt, nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trong vòng 1 giờ trước khi siêu âm.
Tốt nhất bạn chỉ nên uống nước lọc trước khi khám sức khỏe tổng quát và lấy máu xét nghiệm
5. Khám sức khỏe tổng quát có được dùng bảo hiểm y tế không?
Bảo hiểm y tế là một trong những biện pháp chia sẻ rủi ro về tài chính cho người bệnh. Không phải hoạt động thăm khám nào cũng được bảo hiểm y tế hỗ trợ. Ví dụ như điều dưỡng, an dưỡng tại các cơ sở, khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm biện pháp điều trị, sử dụng dịch vụ thẩm mỹ, sử dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, giám định y khoa, pháp y,...
Khám sức khỏe tổng quát là hình thức đánh giá tình trạng sức khỏe ở thời điểm đó thông qua các kết quả kiểm tra toàn diện các bộ phận của cơ thể. Nó khác với việc khám bệnh. Khám bệnh, người bệnh đã có những dấu hiệu lâm sàng, đi khám bệnh để có kết luận chính xác hơn và có phương pháp điều trị hợp lí.
Như vậy, việc khám tổng quát sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế vì đây là hình thức khám thường xuyên, khi bạn có nhu cầu mà không thuộc trường hợp khám và điều trị bệnh được quy định hưởng bảo hiểm.
6. Khám sức khỏe tổng quát ở đâu?
Tìm một địa chỉ thăm khám uy tín cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ở Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể đến với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện đã có hơn 23 năm kinh nghiệm, hội tụ đội ngũ y bác sĩ lành nghề. Đây là cơ sở y tế với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt trong xét nghiệm, để cho ra những kết quả chính xác nhất.
MEDLATEC - đơn vị y tế tư nhân y tế hàng đầu trong khám sức khỏe tổng quát
Như vậy, khám sức khỏe định kì là điều cần thiết đối với tất cả mọi người nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân được thường xuyên, chủ động tìm phương pháp chữa bệnh nếu có. Việc khám nên diễn ra thường xuyên 6 tháng- 1 năm một lần. Bên cạnh đó bạn cũng cần chủ động xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lí, chế độ sinh hoạt khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh những mầm mống gây bệnh không đáng có.