Ung thư vú là một trong những bệnh lý phổ biến ở nữ giới và gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản. Trong khi đó, nhiều năm nay, số lượng người mắc phải bệnh lý này đang có xu hướng tăng dần và độ tuổi mắc bệnh ngày một trẻ hóa. Do đó, khá nhiều người cảm thấy lo lắng khi người thân có tiền sử mắc bệnh. Vì thế một vấn đề khác được đặt ra là ung thư vú có di truyền không?
14/08/2021 | Đấng mày râu cần cảnh giác với các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới 10/06/2021 | Ăn gì để ngăn ngừa ung thư vú? Đừng bỏ qua top 8 các thực phẩm sau 11/03/2021 | Giải đáp: Bệnh ung thư vú có di truyền không và cách phòng ngừa? 10/03/2021 | Những phương pháp giúp tầm soát ung thư vú khi mang thai
1. Tổng quan về tình trạng ung thư vú
Ung thư vú được biết đến là một bệnh lý có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nhưng tỷ lệ bệnh nhân nam rất thấp và chủ yếu phổ biến ở phụ nữ. Thực tế, tế bào tuyến vú ở những người khỏe mạnh thường sẽ tự sản sinh và mất đi dựa trên một cơ chế có sẵn được cơ thể thiết lập. Tuy nhiên, dưới sự tác động của sự đột biến gen thì số lượng của tế bào tuyến vú sẽ nhân lên nhiều lần.
Ung thư vú là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ
Sự tăng nhanh về số lượng của tế bào tuyến vú kèm theo sự phát triển vượt quá khả năng kiểm soát của hệ miễn dịch tạo cơ hội cho các khối u hình thành trong vú. Các khối u hình thành ở vú nếu không được kiểm soát sẽ phát triển lớn dần và có khả năng xâm lấn sang nhiều cơ quan lân cận khiến tình trạng sức khỏe ngày càng tệ hơn. Với tính chất nguy hiểm của bệnh, hầu hết mọi người đều lo sợ không biết nguyên nhân gây bệnh là gì? Ung thư vú có di truyền không?
2. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Trước khi giải đáp ung thư vú có di truyền không thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những yếu tố dẫn đến bệnh lý này. Theo sự lý giải của y khoa thì tình trạng ung thư vú xuất phát từ sự đột biến của các gen BRCA. Trong khi đó, hiện tượng này có thể nảy sinh do rất nhiều yếu tố khác nhau nên việc xác định nguyên nhân gây bệnh cũng khá khó khăn. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:
-
Lối sống: những người có thói quen sống không khoa học, lành mạnh thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Trong đó, những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe có thể kể đến gồm hút thuốc lá, lười vận động, thức khuya, stress, lạm dụng rượu bia,… Những yếu tố này khiến hàm lượng Estrogen trong cơ thể tăng cao đồng thời kích thích sự phát triển của các tế bào tuyến vú.
Lạm dụng thuốc lá có thể dẫn đến ung thư vú
-
Độ tuổi: một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ bị ung thư vú càng cao vì khả năng đột biến gen thường cao hơn nếu thời gian sống càng lâu.
-
Hệ thống miễn dịch: có nhiệm vụ nhận diện những vấn đề bất thường từ khả năng làm việc của một số cơ quan hoặc sự xuất hiện vật thể lạ cần tiêu diệt. Đối với những đối tượng có hệ miễn dịch phát triển kém thường khó có thể kiểm soát sự hoạt động của các tế bào ung thư vú nên nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn.
-
Môi trường sống: những người sống và làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại, khói bụi, tia tử ngoại,… thường dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ mắc mắc bệnh cũng cao hơn. Bởi vì những yếu tố này có thể gây biến đổi gen do các đoạn AND.
-
Tiền sử ung thư vú: những đối tượng có người thân bị ung thư vú thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, những đối tượng từng bị ung thư một bên vú thì khả năng cao một bên vú còn lại cũng bị bệnh. Ngoài ra, nếu bạn từng bị tổn thương vú và cần phải sinh thiết vú cho kết quả ADH (tăng sản không điển hình) hoăc LCIS (tức ung thư biểu mô tiểu thùy) thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
-
Một số yếu tố khác có thể liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào tuyến vú như bước vào giai đoạn dậy thì hoặc tiền mãn kinh, những đối tượng bị béo phì, người từng phơi nhiễm tia xạ, phụ nữ không mang thai hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi,...
3. Ung thư vú có di truyền không?
Theo một số nghiên cứu cho thấy ung thư vú thuộc vào nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Do đó, phần lớn mọi người thường thắc mắc bệnh ung thư vú có di truyền không? Thực tế, bệnh lý này có liên quan đến sự biến đổi của gen và có nguy cơ di truyền từ đời này sang đời khác. Vì thế, phần lớn những đối tượng có người thân như mẹ, em gái, chị gái,… thường có tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do đó, việc tầm soát để dễ dàng theo dõi và phát hiện sớm là rất cần thiết.
Bệnh ung thư vú có thể di truyền từ mẹ sang con
Dựa trên dữ liệu thống kế cho thấy số lượng bệnh nhân bị ung thư vú xuất phát từ yếu tố di truyền chiếm khoảng 10% tổng số người mắc bệnh. Bên cạnh đó, gen đột biến bẩm sinh gây bệnh tồn tại trong cơ thể ngay từ khi đứa bé sinh ra. Trong đó, loại gen gây đột biến thường gặp nhất là BRCA1 và BRCA2. Bởi vì đây là nhóm gen có khả năng điều chỉnh các ADN bị hư hại nhưng nếu chúng đột biến thì khả năng sửa chữa cũng bị giảm hoặc mất đi, tạo điều kiện thuận lợi gây ra ung thư vú.
Ngoài ra, các bạn nên lưu ý không chỉ có nữ giới mới mắc bệnh ung thư vú mà nam giới vẫn có thể bị bệnh nếu mang gen BRCA. Mặt khác, không chỉ BRCA1 và BRCA2 có khả năng gây bệnh mà còn có một vài loại gen khác như CHEK2, PALB2 và ATM. Do đó, khi nhận thấy bản thân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên chủ động phòng ngừa và theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
4. Giải pháp phòng ngừa bệnh ung thư vú
Ngoài giải đáp thắc mắc ung thư vú có di truyền không thì bác sĩ còn chia sẻ thêm một số phương pháp giúp mọi người phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cụ thể gồm:
-
Hạn chế sử dụng rượu, bia: những thức uống có chứa nồng độ cồn cao như rượu. bia nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, kể cả ung thư vú.
-
Xây dựng và duy trì thói quen tập luyện thể thao: mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 - 60 phút để tập luyện một bộ môn thể dục nào đó để tăng cường sức đề kháng cũng như đẩy lùi các yếu tố gây bệnh.
Tập luyện thể dục để phòng ngừa bệnh hiệu quả
-
Phụ nữ sau khi mãn kinh nên hạn chế điều trị nội tiết tố vì khả năng mắc bệnh ung thư vú thường cao hơn khi kết hợp các liệu pháp Hormone lại với nhau.
-
Sàng lọc ung thư vú: việc kiểm tra sức khỏe, khám vú lâm sàng có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
-
Tự kiểm tra vú tại nhà: các chị em phụ nữ nên tự tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến vú để dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nhờ đó, mọi người có thể theo dõi và phát hiện bệnh sớm dựa vào các triệu chứng bất thường.
-
Đối với những chị em cần phải phải điều trị Hormone thì nên tham khảo và chia sẻ về những lợi ích và tác hại của phương pháp này. Từ đó, bạn nên lựa chọn cho mình liều điều trị Hormone thấp nhất và thời gian điều trị ngắn nhất để hạn chế những tác hại không đáng có.
-
Duy trì cân nặng phù hợp: việc duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI không những giúp bạn có một thân hình đẹp mà còn cho thấy cơ thể bạn khỏe mạnh và hạn chế khả năng bị bệnh.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc ung thư vú có di truyền không. Ngoài ra, bạn đọc cũng được chia sẻ một số vấn đề xoay quanh bệnh lý này, chẳng hạn như nguyên nhân gây bệnh, giải pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.