Để trẻ phát triển toàn diện, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, nhất là với các trẻ từ 0-3 tuổi, giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, ít ngủ, ngủ trằn trọc. Cần tìm chính xác nguyên nhân mới có thể cải thiện giấc ngủ cho trẻ hiệu quả.
18/08/2021 | 15 lời khuyên vàng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ai cũng nên biết 29/07/2021 | Đau thần kinh tọa nên nằm nệm gì để có giấc ngủ ngon 22/07/2021 | Tất tần tật thông tin cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
1. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Có 4 yếu tố giúp đánh giá giấc ngủ lành mạnh là:
Để trẻ phát triển toàn diện, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng
Trẻ ngủ đủ giấc, ngủ ngon khi thức dậy sẽ tỉnh táo, không quấy khóc. Khi trẻ trằn trọc, quấy khóc, vào giấc khó khăn, ngủ ít,... thì rất có thể trẻ đã bị rối loạn giấc ngủ. Cha mẹ tìm ra nguyên nhân, từ đó khắc phục để cải thiện giấc ngủ cho trẻ.
1.1. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ sinh lý
Có 2 loại giấc ngủ là REM (chiếm 25% tổng thời gian ngủ) và NREM (chiếm 75% tổng lượng giấc ngủ).
Đặc điểm của giấc ngủ REM là trẻ ngủ nhưng các cơ quan khác lại tăng hoạt động như thở nhanh hơn, não phát triển,... và trẻ rất dễ thức giấc.
Quá đói hoặc quá no cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ
Ngoài ra, có một số nguyên nhân cũng có thể khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ như trẻ vận động quá nhiều vào ban ngày, trẻ ăn quá no, trẻ bị đói, trẻ mọc răng dẫn tới đau miệng, ốm sốt,...
1.2. Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài nguyên nhân sinh lý, trẻ có thể bị khó ngủ do một số nguyên nhân bệnh lý như:
Trẻ bị còi xương
Còi xương là nguyên nhân dẫn đến trằn trọc, khó ngủ hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và các trẻ còn bú mẹ. Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, mẹ nên đi thăm khám xem trẻ có bị thiếu canxi hay không để điều trị kịp thời, tránh gây các di chứng về sau như chân vòng kiềng, chiều cao không phát triển tối ưu, đầu bẹp, lồng ngực lõm hoặc nhô,...
Trẻ thiếu vi chất
Giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng khi trẻ thiếu một số vi chất thiết yếu như kẽm, magie, canxi,... Lúc này, chỉ cần bổ sung các vi chất này giấc ngủ của trẻ sẽ được cải thiện.
Trẻ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa,...
Các bệnh lý như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Nhất là các bệnh lý đường hô hấp khiến trẻ bị tịt mũi khó thở, ho sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của trẻ.
Các bệnh lý như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ
1.3. Nguyên nhân khác
Ngoài ra, có một số yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như:
-
Phòng quá lạnh hoặc quá nóng.
-
Không gian quá ồn ào.
-
Phòng quá sáng.
-
Tã, lót, quần áo của trẻ bị ướt.
-
Giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy.
Cha mẹ cần kiểm tra thật kỹ để tìm ra nguyên nhân, từ đó khắc phục để trẻ có giấc ngủ chất lượng hơn.
2. Cách cải thiện giấc ngủ cho trẻ hiệu quả cha mẹ nào cũng cần biết
Khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục, giấc ngủ của trẻ sẽ ổn trở lại. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để giấc ngủ của trẻ chất lượng hơn.
2.1. Cho trẻ đi ngủ/thức dậy đúng giờ
Việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ theo một lập trình nhất quán, trẻ sẽ dễ đi vào giấc cũng như ngủ ngon hơn.
2.2. Tạo các thói quen khi đi ngủ
Cha mẹ có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn bằng một số thói quen sau:
-
Tắm nước ấm để cơ thể con được thư giãn.
-
Đèn phòng ngủ nên để đèn mờ.
-
Có thể cho trẻ nghe nhạc hoặc kể chuyện cho trẻ trước giờ ngủ.
-
Trò chuyện về các việc trong ngày.
Việc thực hiện cùng 1 việc vào cùng 1 thời điểm mỗi tối sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Trước khi đi ngủ, cha mẹ có thể cải thiện giấc ngủ cho trẻ bằng việc tắm nước ấm, cho trẻ nghe nhạc
2.3. Tránh cho trẻ ngủ ngày quá nhiều
Bạn cần nắm được tổng lượng thời gian ngủ với từng trẻ và cố gắng tránh cho trẻ ngủ ngày quá nhiều. Thường với trẻ 3 - 5 tuổi sẽ ngừng ngủ sắp vào ban ngày. Nếu con bạn buồn ngủ, cố gắng không để trẻ ngủ quá 20 phút để tránh gây ảnh hưởng giấc ngủ ban đêm.
2.4. Đảm bảo phòng yên tĩnh và ánh sáng vừa phải
Trẻ chỉ có thể ngủ ngon trong một môi trường yên tĩnh, thông thoáng và gọn gàng. Do đó, hãy đảm bảo phòng ngủ của trẻ đáp ứng được các tiêu chí này.
2.5. Hạn chế dùng đồ điện tử
Ánh sáng xanh từ màn hình tivi, điện thoại, máy tính bảng,... có thể làm giảm tiết hormone melatonin, khiến trẻ không buồn ngủ. Tốt nhất, hãy tắt các thiết bị này trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để trẻ dễ ngủ hơn.
2.6. Vận động hợp lý vào ban ngày ngoài trời
Khi trẻ vận động ngoài trời, tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, nhất là buổi sáng sẽ rất tốt cho giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể ngăn tiết hormone melatonin, làm trẻ tỉnh táo. Do đó, vào ban đêm trẻ sẽ ngủ ngon hơn.
2.7. Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích
Chất kích thích khiến trẻ tỉnh táo, không buồn ngủ. Do đó, hãy hạn chế việc cho trẻ sử dụng cà phê, trà, socola,... vào buổi chiều và tối để đảm bảo trẻ có giấc ngủ chất lượng.
Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích để giúp trẻ ngủ ngon hơn
Như vậy, nếu trẻ bị khó ngủ do nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ cần khắc phục triệt để tình trạng bệnh thì giấc ngủ của trẻ sẽ ổn định trở lại. Một giấc ngủ ngon, sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ, đảm bảo một nền tảng tốt nhất cho tương lai.
Nếu cần tư vấn cũng như thăm khám thêm về các vấn đề sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.