Gút từng được mệnh danh là “bệnh nhà giàu”, nhưng ngày nay bệnh trở nên phổ biến với tỷ lệ mắc gia tăng và trẻ hóa. Vậy giải pháp nào có thể dễ dàng kiểm soát các cơn đau do Gút thường đến rất đột ngột, khó lường trước để không gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh?
23/01/2023 | Nâng cốc là cạn chén - đừng để cơn đau Gút tái phát khiến ngày Tết mất vui 24/10/2022 | Cảnh giác gút - Bệnh “nhà giàu”, ngày càng gặp người trẻ tuổi mắc 30/08/2022 | BVĐK MEDLATEC chung tay nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh Gút 04/02/2022 | Cảnh giác nguy cơ tái phát bệnh gút từ mâm cỗ ngày Tết
Những cơn đau kinh hoàng đầy ám ảnh
Bất kỳ bệnh nhân nào từng trải qua những cơn đau do bệnh Gút đều không phủ nhận rằng đó là những cơn đau rất ám ảnh, gây tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Nhiều bệnh nhân Gút phải “lao tâm khổ tứ” với các cơn đau do căn bệnh gây ra
Ở tuổi ngoài lục tuần, sau khi nghỉ hưu, đáng lẽ bác L.V.H (67 tuổi, ở Nghệ An) được an nhàn hưởng thụ tuổi già bên con cháu, nhưng “người tính không bằng trời tính”, bác H. vướng phải căn bệnh Gút quái ác.
Bác chia sẻ: “Vào khoảng đầu năm 2021, thỉnh thoảng tôi thấy đau các khớp bàn chân nhưng mức độ chưa nặng, chỉ vài hôm là khỏi nên tôi chủ quan không đi khám. Nhưng sang đến năm nay, tần suất cơn đau dày hơn hẳn và đến rất đột ngột, dữ dội; đỉnh điểm là đợt đầu gối sưng và nổi cục to như quả cam, ngón chân cái cũng sưng nóng, nhức nhối vô cùng. Tôi không thể đi lại bình thường mà phải dùng nạng, buổi đêm cũng chẳng chợp mắt nổi. Quá sức chịu đựng, lần này tôi đi khám thì ‘ngã ngửa' ra mình bị Gút, chỉ số acid uric cao lên tới 750 µmol/l”.
Sau trận đau lịch sử ấy, bác H. chăm chỉ dùng thuốc nên phần nào kiểm soát được chỉ số acid uric, tuy nhiên, các cơn đau gút cấp vẫn thường xuyên xảy ra. Bác H. tâm sự: “Từ ngày biết mắc bệnh, tôi ăn uống phải kiêng khem khổ sở vô cùng; có lần đi đám giỗ, lỡ ăn vài miếng thịt bò là ‘biết liền'. Những cơn đau nhức khiến tính tình cũng trở nên nóng nảy, hay cáu gắt vô cớ. May mắn có bà nhà hiểu bệnh tình của tôi nên thông cảm, chứ ai không hiểu không ở cùng được đâu”.
Theo BSNT Trịnh Thị Nga - Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: Những cơn đau Gút xảy ra do nồng độ acid uric trong máu tăng quá ngưỡng bão hòa của cơ thể và lắng đọng tại khớp dưới dạng tinh thể urat, từ đó dẫn đến phản ứng viêm. Đây là căn bệnh mạn tính nên rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh thường được diễn tiến theo 2 giai đoạn:
-
Giai đoạn cấp tính: Người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội ở khớp; các cơn đau thường có biểu hiện sưng, nóng, đỏ gây khó vận động khớp, thường kéo dài tối đa 2 tuần và giảm dần tự nhiên hoặc dưới sự can thiệp của thuốc.
-
Giai đoạn mạn tính: Người mắc Gút mạn tính xuất hiện các cục u (hạt Tophy) với kích thước từ vài mm đến vài cm chứa tinh thể acid uric, thường xảy ra sau 7-10 năm kể từ đợt viêm khớp cấp tính đầu tiên.
Gút - không chỉ là “bệnh nhà giàu”
Gút là căn bệnh hay gặp ở nam giới và thường được cho rằng bệnh xảy ra do bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong chế độ ăn uống hoặc lạm dụng rượu bia quá mức. Vì vậy, nhiều người nói vui rằng đây là căn bệnh của nhà giàu, quý tộc.
Tuy nhiên, bác sĩ Nga chỉ ra các nguyên nhân khác gây ra bệnh Gút, cụ thể như sau:
-
Yếu tố di truyền: Người bị đột biến các gen tham gia vào quá trình tái hấp thu và đào thải acid uric tại ống thận.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như: suy thận, tăng huyết áp, thận đa nang, tim mạch, tiểu đường.
-
Ngoài ra, người đang sử dụng các thuốc: Cyclosporine, Thiazide, thuốc lợi tiểu quai, aspirin liều cao, thuốc điều trị lao… cũng khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Trường hợp của anh L.G.N (38 tuổi, ở Nam Định) là một ví dụ điển hình chứng minh Gút không phải là căn bệnh nhà giàu. Anh chia sẻ: “Công việc làm nông đầu tắt mặt tối cả ngày, những bữa ăn của tôi đơn giản lắm, cốt chỉ để no cái bụng chứ chẳng phải sơn hào hải vị gì, vậy mà vẫn mắc phải căn bệnh này. Ai cũng bất ngờ khi tôi bị bệnh bởi còn trẻ và tạng người cao gầy, đặc biệt không bao giờ nhậu nhẹt. Trước kia tôi khỏe lắm, đi bộ phăng phăng mấy quãng đồng chẳng hề hấn nhưng hiện tại mỗi đợt cơn đau xuất hiện tôi chỉ quanh quẩn trong nhà. Đợt thì tôi bị sưng đau ở khớp ngón chân không đứng dậy nổi, đợt lại bị đau khớp ngón tay không cầm nắm, co quắp được, thực sự ám ảnh”.
Không chỉ dừng lại ở các cơn đau - Gút còn nguy hiểm hơn thế!
Bác sĩ Nga cho biết, Gút không đơn thuần chỉ dừng lại ở tình trạng viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động, bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như:
-
Những trường hợp mắc Gút mạn tính, các hạt Tophy quá to sẽ làm bệnh nhân mặc cảm, cản trở hoạt động của khớp và có thể vỡ gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm đa khớp. Tình trạng này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tàn phế suốt đời.
Các hạt Tophy - biến chứng do Gút gây nên
-
Nồng độ acid uric trong máu tăng cao không chỉ kết tinh và lắng đọng ở khớp mà còn có thể tồn tại ở thận gây sỏi thận, viêm thận kẽ, thậm chí suy thận.
-
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu nồng độ acid uric trong máu tiếp tục tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tăng gấp nhiều lần nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa như đột quỵ, tim mạch, gan và thận.
Kiểm soát bệnh Gút ngay tại nhà nhờ giải pháp vô cùng tiện lợi
Thông thường, bệnh nhân Gút thường chủ quan khi chỉ điều trị hết đợt viêm cấp. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nga, không chỉ điều trị triệu chứng của bệnh, điều quan trọng nhất trong điều trị Gút là cần kiểm soát nồng độ acid uric ở mức cho phép, nhằm ngăn chặn sự tái phát của cơn viêm Gút cấp và các biến chứng nguy hiểm khi acid uric lắng đọng. Do vậy, những bệnh nhân mắc Gút nên làm xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi sát sao chỉ số này.
Bên cạnh đó, xét nghiệm xác định nồng độ acid uric trong máu còn có ý nghĩa lớn đối với những bệnh nhân mới chỉ tăng acid uric trong máu mà chưa xuất hiện cơn đau Gút cấp. Theo đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến cáo, tư vấn kịp thời và thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt hợp lý.
Tuy nhiên, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, không phải bệnh nhân Gút nào cũng kiểm soát tốt chỉ số acid uric trong máu bởi những nguyên nhân như quỹ thời gian bận rộn hay trở ngại do khoảng cách địa lý từ nhà đến các cơ sở y tế khiến nhiều người chủ quan trong việc điều trị Gút một cách hiệu quả.
Thấu hiểu điều đó, Hệ thống Y tế MEDLATEC tiên phong phát triển dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với mong muốn ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người dân. Giờ đây, những bệnh nhân Gút đã có thêm giải pháp điều trị bệnh khi có thể thực hiện xét nghiệm ngay tại nhà để theo dõi chỉ số acid uric trong máu, từ đó góp phần kiểm soát tốt bệnh.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi MEDLATEC khai sinh trở thành lựa chọn của chăm sóc sức khỏe của nhiều gia đình Việt
Không chỉ dừng lại ở đó, MEDLATEC luôn mong muốn ngày càng mang đến những trải nghiệm chăm sóc sức khỏe hoàn hảo và tiện ích nhất tới khách hàng thông qua tối ưu hóa triệt để những thành tựu số trong khám chữa bệnh. Sự ra đời của app My Medlatec giúp khách hàng dễ dàng theo dõi chi tiết lịch trình cũng như nhận diện khuôn mặt của cán bộ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, phòng tránh trường hợp giả mạo cán bộ MEDLATEC. Khi có kết quả xét nghiệm, khách hàng có thể cập nhật tức thì trên App; đồng thời được liên hệ tư vấn kỹ càng bởi đội ngũ chuyên gia Cơ xương khớp giàu kinh nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
App My Medlatec hỗ trợ khách hàng đặt lịch khám vô cùng nhanh chóng
Với giải pháp y tế thông minh ngay tại nhà, chỉ cần thêm 10.000 VNĐ chi phí đi lại, bạn có thể kiểm soát tốt “kẻ hung thần” mang tên Gút đang “rình rập”!
MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc App My Medlatec để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch kịp thời.