Bên cạnh việc điều trị tiêu chảy bằng thuốc thì chế độ ăn không kém phần quan trọng giúp tình trạng bệnh cải thiện hơn.
01/05/2019 | Bệnh tiêu chảy nên ăn gì cho lại sức? 08/12/2018 | Ung thư đại trực tràng cơ hội khỏi lên tới 90% nhờ phát hiện sớm 06/12/2018 | Các kỹ thuật chẩn đoán ung thư thực quản - dạ dày 16/04/2018 | Phát hiện ung thư hồi tràng trên người chưa từng có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa.
1. Khi bị tiêu chảy cần tránh những thực phẩm nào?
Nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy rất đa dạng, do vi rút, vi khuẩn, chế độ ăn uống, do điều trị kháng sinh,… Khi gặp tình trạng này nên có biện pháp xử trí kịp thời vì khi tiêu chảy kéo dài làm cho cơ thể mất nước và chất điện giải, ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ.
Chế độ ăn giúp ích nhiều trong quá trình hồi phục bệnh. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng tốt trong khi đang bị tiêu chảy mà còn làm tình trạng bệnh nặng hơn, cùng tham khảo những thực phẩm cần tránh ăn trong khi mắc tiêu chảy.
Thực phẩm từ bơ, sữa, đường
Mắc tiêu chảy làm suy giảm số lượng của enzim lactase trong cơ thể. Enzim lactase là thành phần rất cần tiết để tiêu hóa hàm lượng lactose - một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa.
Bơ, đường, sữa gây đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu khóa, gây tình trạng tiêu chạy nặng hơn.
Đường sữa khó tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,... Vì vậy, khi gặp tình trạng tiêu chảy thì tốt nhất không nên dung nạp loại thực phẩm chứa chất này như: bơ, kem, phô mai, váng sữa…
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, cần tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dẫu mỡ, hạn chế đồ ăn chứa mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày.
Đồ ăn nhiều giàu mỡ, chất béo sẽ gây cảm giác ngấy và hệ tiêu hóa phải làm việc lâu mới tiêu hoa hết những đồ ăn này.
Hoa quả sấy khô
Một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) bạn cũng nên tránh vì chúng sẽ làm bạn bị đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước nhiều cần bù nước, nhưng hoa quả sấy khô hầu như đã mất nước và cô đặc lượng đường trong hoa quả.
Thịt bò, thịt tươi sống, cá tôm, hải sản
Các thực phẩm sống, tái, tanh gây kích thích hệ tiêu hóa, nếu bạn có triệu chứng nôn thì bạn càng dễ nôn nhiều. Bên cạnh đó, đồ tái sống, không đảm bảo an toàn thực phẩm có thể đưa thêm nhưng loạn sán, ký sinh trùng vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Mùi tanh của thịt cá, hải sản dễ làm bạn bị nôn.
Các loại rau nhiều chất xơ
Các loại rau nhiều chất xơ như: măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp,… Vì chúng khó tiêu, kích thích dạ dày, ruột co bóp làm tăng tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Những đồ ăn đó nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
Đồ ăn gây đầy hơi
Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống, dưa muối, cà muối là những thực phẩm sinh hơi, có tính kích thích ruột.
Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga
Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. nên uống nước tinh khiết, nước lọc.
Rượu bia không chỉ không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn làm tăng khả năng mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
2. Khi bị tiêu chảy nên ăn thực phẩm nào?
Bên cạnh những thực phẩm làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn thì cần chú ý bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều nước bù nước và giữ nước. Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối chín, táo, hoa quả mềm…
Mọi chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Cơ sở 3: 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56
Website: medlatec.vn * Email: [email protected]