Chuyên gia tư vấn: Những ai không nên uống sữa đậu nành? | Medlatec

Chuyên gia tư vấn: Những ai không nên uống sữa đậu nành?

Sữa đậu nành là thức uống dinh dưỡng giàu protein, canxi, vitamin và khoáng chất nên được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng sữa đậu này không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe và không phải đối tượng nào cũng nên dùng loại thực phẩm này. Vậy cụ thể những ai không nên uống sữa đậu nành?


12/08/2021 | Nắng nóng bà bầu ăn gì cho mát, mẹ khỏe thai nhi phát triển tốt
05/08/2021 | Bị đau khớp gối cần biết nên ăn gì tốt cho khớp gối
25/06/2021 | Tác dụng của sữa đậu nành có thật sự bổ dưỡng cho cơ thể?

1. Bác sĩ Dinh dưỡng giải đáp: Ai không nên uống sữa đậu nành?

Sữa đậu nành có chứa nhiều loại dinh dưỡng, tiêu biểu là protein thực vật, phospholipids, vitamin B1, B2, Niacin, sắt, canxi,… Sữa đậu nành được đánh giá là một trong những loại sữa giàu canxi nhất, ngoài ra còn có tác dụng giải nhiệt, hạ huyết áp, phòng ngừa các bệnh tiêu hóa.

Ai không nên uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành rất giàu protein và dinh dưỡng khác

Tuy nhiên, sữa đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng cho các đối tượng sau:

1.1. Người gặp vấn đề về dạ dày, đường ruột

Những người có hệ đường ruột kém, bị viêm dạ dày, hay mắc chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng,… không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là do loại sữa này có tính lạnh, sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn, khiến vấn đề tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì thế, đối tượng đầu tiên không nên uống sữa đậu nành là người bị viêm dạ dày cấp tính, mãn tính, ngoài ra cần hạn chế cả các thực phẩm chế biến từ đậu nành. Nếu đang mắc chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy thì tạm thời ngưng uống cho đến khi triệu chứng biến mất hoàn toàn.

1.2. Người đang dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh đặc biệt hiệu quả và thường dùng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nếu sử dụng sữa đậu nành, chất erythromycin trong thuốc sẽ bị phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Người đang uống thuốc kháng sinh không nhất thiết kiêng hoàn toàn sữa đậu nành, chỉ cần uống sữa sau khi uống kháng sinh ít nhất là 1 giờ. 

Người bị gout uống sữa đậu nành dễ khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn

Người bị gout uống sữa đậu nành dễ khiến triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn

1.3. Người mắc bệnh gout

Gout là một dạng viêm khớp thường gặp, kéo dài dai dẳng gây đau đớn và giảm vận động. Những bệnh nhân này cần thực hiện một chế độ ăn khoa học, trong đó sữa đậu nành không được khuyến cáo sử dụng. Nguyên nhân do chất purin có trong sữa đậu nành nếu không chuyển hóa hết sẽ tích tụ lại, khiến bệnh gout càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì thế, ở bệnh nhân bị gout, sau khi dùng sữa đậu nành hoặc chế phẩm từ đậu nành, họ sẽ cảm thấy cơn đau nghiêm trọng và kéo dài hơn.

1.4. Người mắc bệnh sỏi thận

Trong sữa đậu nành có chứa chất oxalat, chất này dễ kết hợp với canxi trong máu tạo thành sỏi thận. Vì thế, những người đang bị sỏi thận không nên uống loại sữa này, nó sẽ làm tăng kích thước sỏi và nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

1.5. Phụ nữ bị ung thư

Có thể nói, sữa đậu nành rất tốt cho phái nữ do tác dụng làm đẹp, điều hòa nội tiết tố song các đối tượng bị ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng đang hoặc đã điều trị không nên dùng.

Chất phytoestrogen trong sữa đậu nành sẽ kích thích cơ thể tăng sản sinh estrogen, khiến tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.

1.6. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Mặc dù có tác dụng tăng sản sinh estrogen nhưng sữa đậu nành không nên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, nếu có chỉ dùng với 1 lượng nhỏ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thai phụ uống nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai không nên uống sữa đậu nành

Phụ nữ mang thai không nên uống sữa đậu nành

1.7. Người thiếu kẽm

Trong sữa đậu nành có rất nhiều vi chất, nhưng không có kẽm, hơn nữa còn có chế ức chế cơ thể hấp thu kẽm là lectin và saponin hormone. Chỉ trừ khi đun sôi sữa đậu nành, chất này mới được loại bỏ và không gây tình trạng thiếu kẽm.

Những người dùng sữa đậu nành trong thời gian dài được khuyên nên bổ sung kẽm vi lượng định kỳ theo nhu cầu của cơ thể.

1.8. Người vừa phẫu thuật đang phục hồi

Sau phẫu thuật hoặc điều trị bệnh, đây là thời điểm cơ thể có sức khỏe yếu, sức đề kháng và miễn dịch kém nên nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hơn nữa, vấn đề tiêu hóa và các cơ quan như dạ dày, đường ruột, gan, thận,… không tốt nên sữa đậu nành không phải là thực phẩm phù hợp.

Như vậy, không phải ai uống sữa đậu nành cũng tốt cho sức khỏe, ngược lại nếu không kiêng kị, dinh dưỡng trong sữa còn gây hại cho cơ thể và quá trình điều trị bệnh.

2. Những lưu ý cần nhớ khi uống sữa đậu nành

Những cách uống sữa đậu nành sau có thể làm giảm dinh dưỡng, thậm chí gây hại cho sức khỏe, vì thế cần lưu ý:

2.1. Không nấu sữa đậu nành cùng đường đỏ

Nhiều người muốn thêm vị ngọt cho sữa đậu nành nên sử dụng đường đỏ, song điều này hoàn toàn không nên. Trong đường đỏ có chứa nhiều acid hữu cơ như acid lactic, acid axetic,… dễ dàng kết hợp với canxi, protit làm mất hiệu quả dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, nếu dùng hỗn hợp này thường xuyên, hoạt động tiêu hóa của bạn cũng bị ảnh hưởng.

Nấu sữa đậu nành cùng đường đỏ làm mất chất dinh dưỡng của sữa

Nấu sữa đậu nành cùng đường đỏ làm mất chất dinh dưỡng của sữa

2.2. Không đánh trứng vào sữa đậu nành

Không ít người cho rằng đánh trứng cùng sữa đậu nành để uống sẽ làm tăng dinh dưỡng, phù hợp cho một bữa sáng giàu năng lượng. Nhưng hiệu quả lại ngược lại, lòng trắng trứng dễ kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành kết tủa mà cơ thể không thể hấp thu. Như vậy việc kết hợp này không những không làm tăng mà còn gây hao hụt chất dinh dưỡng.

2.3. Không uống sữa đậu nành khi đói

Cơ thể sẽ không thể hấp thu và sử dụng tốt tất cả dưỡng chất có trong sữa đậu nành nếu bạn dùng lúc đói, thay vì thế hầu hết chuyển thành nhiệt để hấp thu. Thay vào đó, bạn nên dùng sữa đậu nành kết hợp với thực phẩm nhiều tinh bột như: bánh mì, bánh ngọt,… để dịch dạ dày tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng từ sữa tốt nhất.

Nên dùng sữa đậu nành với bánh mì hoặc thực phẩm nhiều tinh bột khác

Nên dùng sữa đậu nành với bánh mì hoặc thực phẩm nhiều tinh bột khác

Nắm được ai không nên uống sữa đậu nành sẽ giúp bạn sử dụng thực phẩm này đúng cách. Nếu thuộc đối tượng không nên uống sữa đậu nành, bạn có thể thay thế bằng nguồn sữa hoặc thực phẩm khác vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần sự hỗ trợ.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp