Chuyên gia giải đáp: Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu? | Medlatec

Chuyên gia giải đáp: Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra. Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người bệnh sang người khỏe bằng đường muỗi đốt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm, nhất là những trường hợp phụ huynh đang có con bị bệnh sốt xuất huyết.


17/11/2021 | Góc tư vấn: Sốt xuất huyết xong ăn gì cho khỏe?
12/11/2021 | Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất
12/11/2021 | Nhận biết các giai đoạn sốt xuất huyết để có cách xử lý hiệu quả
12/11/2021 | Sốt xuất huyết có ngứa không? Nếu có thì làm sao để hết ngứa hạ sốt?

1. Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể người qua đường muỗi đốt, nó có thể ủ bệnh trong vòng 3 đến 13 ngày. Thời gian ủ bệnh ở mỗi bệnh nhân là khác nhau vì phụ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của từng người.

sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu

Bệnh sốt xuất huyết chủ yếu do virus Dengue gây ra

Trong giai đoạn ủ bệnh, gần như bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng. Sau thời gian ủ bệnh, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện và bệnh có thể tiến triển tới những giai đoạn như sau: 

Giai đoạn sốt: 

Giai đoạn này thường kéo dài 3 đến 7 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau nhức đầu, đau các khớp, các cơ, đau ở hai bên hốc mắt, đau vùng thượng vị, có thể bị tiêu chảy, bệnh nhân buồn nôn và chán ăn,..

Giai đoạn nguy hiểm: 

Giai đoạn này thường xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, tính từ khi bệnh nhân bị sốt. Ở giai đoạn này, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc hết sốt, có thể có tình trạng xuất hiện nốt ban đỏ dưới da, có hiện tượng chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, thậm chí có những trường hợp đi tiểu ra máu. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, hoặc xảy ra một số biến chứng như viêm gan, viêm cơ tim, viêm não,…

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây nguy hiểm cho bé

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, gây nguy hiểm cho bé

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn phục hồi thường kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày. Cơ thể trẻ khỏe dần lên, bắt đầu thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn. 

Như vậy, kể từ thời gian phát bệnh (xuất hiện tình trạng sốt cao), trẻ sẽ khỏi dần trong 7 - 10 ngày sau đó.Có thể nói rằng, bệnh sốt xuất huyết có diễn biến rất nhanh, do đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu, chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe. 

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã khỏi sốt xuất huyết

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu, cha mẹ cũng nên tìm hiểu để nhận biết rõ những dấu hiệu cho thấy con mình đã khỏi bệnh sốt xuất huyết. 

Các bậc phụ huynh cần nhớ rằng, không phải cứ hết sốt là bệnh nhân đã khỏi sốt xuất huyết. Thường thì khi trẻ bắt đầu hết sốt, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này, cha mẹ trẻ cần phải theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như đưa trẻ đi kiểm tra xét nghiệm hàng ngày để đánh giá lượng tiểu cầu của trẻ. Trẻ cần trải qua 3 giai đoạn của bệnh mới được đánh giá là khỏi bệnh hoàn toàn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bệnh sắp khỏi: 

- Cơ thể trẻ không còn quá mệt mỏi: Sau những cơn sốt cao, trẻ sẽ vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, sau khi cắt cơn sốt được khoảng 7 ngày, cơ thể trẻ sẽ có những chuyển biến khá rõ rệt. Trẻ đỡ mệt hơn nhiều, có cảm giác thèm ăn vặt, trẻ ăn ngon miệng hơn và cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn. Đây là những dấu hiệu cho thấy, trẻ sắp khỏi bệnh và đang hồi phục tốt. 

Trẻ thèm ăn là dấu hiệu khỏi sốt xuất huyết

Trẻ thèm ăn là dấu hiệu khỏi sốt xuất huyết

- Trẻ đi ngoài nhiều hơn: Những trẻ bị sốt xuất huyết thường sốt cao và dẫn đến tình trạng mất nước. Từ khi sốt, trẻ ít đi tiểu hơn. Nhưng sau khoảng 5 đến 7 ngày được điều trị, chăm sóc tích cực, bé sẽ có xu hướng muốn đi tiểu nhiều hơn. 

- Không xuất hiện các nốt phát ban mới: Khi bệnh ở giai đoạn nguy hiểm, trẻ bị nổi nhiều nốt ban đỏ dưới da, khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng sức khỏe tiến triển tốt thì những nốt phát ban sẽ mờ đi và không mọc thêm các nốt mới, bé cũng không còn cảm thấy ngứa ngáy. Đây là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ sắp khỏi bệnh. 

3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp đặc trị căn bệnh truyền nhiễm này. Phương pháp điều trị phổ biến là hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng và giúp bệnh nhân phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế nguy cơ lây lan, mẹ nên chú ý những điều sau: 

+ Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.

+ Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong những trường hợp cần thiết. 

+ Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung dung dịch điện giải oresol (tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn cũng như liều lượng dùng đã được in trên bao bì sản phẩm).

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh làm những điều sau: 

+ Không nên áp dụng phương pháp hạ sốt cấp tốc cho con: Sốt xuất huyết là do virus gây ra, bệnh nhân có thể bị sốt ngắt quãng, nghĩa là sau khi hạ sốt vẫn có thể tiếp tục sốt trở lại. Do đó, khi chăm sóc cho bé, mẹ cần tránh áp dụng hạ sốt dồn dập cho con để hạn chế nguy cơ hạ thân nhiệt hoặc gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. 

+ Không nên cho con ra ngoài gió hoặc tắm nước lạnh để tránh nguy cơ giãn mạch trong các cơ quan nội tạng và dẫn đến tử vong. Mẹ chỉ nên lau người cho con bằng nước ấm. 

+ Không nên áp dụng những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng để điều trị cho con để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Mẹ nên bôi tinh dầu đuổi muỗi để trẻ tránh bị muỗi đốt

Mẹ nên bôi tinh dầu đuổi muỗi để trẻ tránh bị muỗi đốt

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết

+ Nên mắc màn khi ngủ.

+ Bôi một số loại tinh dầu hoặc kem đuổi muỗi cho trẻ. 

+ Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thường xuyên diệt bọ gậy, loăng quăng. 

+ Không nên cho trẻ đến những khu vực có nhiều muỗi.

Nếu bạn quan tâm đến sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ tư vấn kịp thời. 
 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp