Chụp x quang thực quản - dạ dày có uống thuốc cản quang từ lâu đã là kỹ thuật x quang thường quy đơn giản, an toàn nhưng hiệu quả mang lại rất cao, giúp chẩn đoán xác định được rất nhiều bệnh lý vùng thực quản - dạ dày và bổ sung chẩn đoán cho kỹ thuật nội soi tiêu hóa.
21/07/2022 | Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản 11/07/2022 | Nấm thực quản có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? 06/07/2022 | Chụp x quang thực quản - dạ dày và những điều cần biết 06/07/2022 | Dấu hiệu ung thư thực quản: Biết sớm - Trị ngay - Hiệu quả cao
1. Chụp x quang thực quản - dạ dày là gì?
Chụp x quang thực quản - dạ dày là phương pháp sử dụng tia X để chụp lại vùng thực quản - dạ dày và sẽ dựng tín hiệu thu nhận được trên một tấm cảm biến kỹ thuật số hoặc một tấm phim nhựa đen trắng. Thông thường, hình ảnh x quang không thể quan sát được đường đi của thực quản - dạ dày nên kỹ thuật này người ta sẽ cho bệnh nhân uống thuốc cản quang Barium Sulphate (BaSO4) để làm tăng tương phản của thực quản - dạ dày trên phim chụp, từ đó giúp bác sĩ xác định được bất thường trong lòng thực quản - dạ dày hay có các khối bên ngoài gây đè đẩy thực quản - dạ dày.
Thuốc cản quang barium
Thuốc cản quang barium là một muối kim loại không tan trong nước hay các dung môi hữu cơ nên rất an toàn đối với con người, thực tế cho thấy rất hiếm khi xảy ra các trường hợp dị ứng với thuốc cản quang. Barium sulphate được bào chế dưới dạng bột hay uống sẵn, thường được sử dụng trong chụp x quang thực quản- dạ dày hay thụt hậu môn trong kỹ thuật chụp x quang đại tràng.
2. Chụp x quang thực quản - dạ dày có tác dụng gì?
Chụp x quang thực quản - dạ dày có uống thuốc cản quang là kỹ thuật lâu đời, à kỹ thuật lâu đời, đơn giản, an toàn, giá thành rẻ nhưng mang lại rất nhiều giá trị cho cả bác sĩ chẩn đoán và bệnh nhân. Thông thường khi thăm khám, bác sĩ muốn quan sát thực quản - dạ dày chỉ có phương pháp nội soi, tuy nhiên kỹ thuật này dễ gây kích thích niêm mạc thực quản làm cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu, buồn nôn, nôn, thậm chí có thể gây chảy máu nhẹ do người bệnh phản ứng quá mức với ống nội soi. Chính vì vậy, phương pháp chụp x quang thực quản - dạ dày ra đời đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân, không gây ra các phản ứng dị ứng hay khó chịu với người bệnh.
Ngày nay với sự ra đời của chụp cắt lớp vi tính thì chụp x quang thực quản - dạ dày ít được chỉ định hơn, tuy nhiên với những bệnh viện tuyến dưới hoặc các phòng khám chưa có chụp cắt lớp vi tính thì chụp x quang thực quản - dạ dày vẫn là kỹ thuật mang lại rất nhiều giá trị chẩn đoán.
Hình ảnh chụp x quang thực quản - dạ dày
3. Khi nào cần chụp x quang thực quản - dạ dày?
Các bệnh lý ở thực quản - dạ dày thường gây ra các triệu chứng lâm sàng khá rõ rệt, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt ăn uống bình thường của người bệnh, nếu để các tình trạng này kéo dài không điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế mà việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh và đi thăm khám kịp thời sẽ góp phần giảm thiểu các biến chứng và tăng khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Các trường hợp nên đi chụp x quang thực quản - dạ dày bao gồm:
- Buồn nôn, nôn tái diễn nhiều lần.
- Trào ngược dạ dày- thực quản, hay đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Bệnh nhân gặp tình trạng nuốt nghẹn, nghẹn nghi ngờ do u thực quản hay u tổ chức lân cận gây chèn ép, tắc nghẽn và biến dạng lòng thực quản.
- Nuốt khó do rối loạn vận động cơ thực quản.
- Nghi ngờ viêm loét thực quản, túi thừa thực quản, đường rò thực quản, ung thư thực quản.
- Đánh giá các bệnh lý tại dạ dày như viêm dạ dày, loét bờ cong nhỏ, loét bờ cong lớn, xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.
- Chụp x quang thực quản - dạ dày còn được chỉ định trong một số trường hợp bác sĩ không thể đưa ống nội soi vào thực quản được hoặc trong trường hợp bệnh nhân sợ hãi hay không đồng ý nội soi tiêu hóa.
Chụp x quang thực quản - dạ dày giúp phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm
4. Quy trình chụp x quang thực quản - dạ dày
Đây là kỹ thuật có sử dụng thuốc cản quang qua đường uống barium nên bệnh nhân cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và phối hợp tốt với kỹ thuật viên chụp để quá trình diễn ra nhanh chóng, an toàn và cho ra chất lượng hình ảnh có giá trị chẩn đoán tốt nhất. Quy trình chụp x quang thực quản - dạ dày tại bệnh viện đa khoa Medlatec:
-
Đầu tiên, cần chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân nên nhịn ăn uống từ 10-12 tiếng trước khi chụp để dạ dày trống rỗng. Kỹ thuật viên chụp sẽ tư vấn, giải thích về quy trình tiến hành kỹ thuật, nguy cơ tai biến trong và sau khi chụp có thể xảy ra với người bệnh. Kỹ thuật viên chụp sẽ kiểm tra lại thông tin hành chính như tên, tuổi, ngày tháng năm sinh và đại chỉ của bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật.
-
Kỹ thuật viên pha thuốc với nước theo lượng phù hợp tùy thuộc vào từng loại đối tượng và cân nặng của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ đứng hoặc nằm tùy theo chẩn đoán của bác sĩ hướng đến bệnh lý nào, thông thường khi bệnh nhân có chẩn đoán nuốt nghẹn do dị vật, co thắt thực quản thì nên để bệnh nhân đứng.
-
Bệnh nhân được hướng dẫn ngậm sẵn một ngụm thuốc vừa đủ, khi kỹ thuật viên đóng cửa và tiến hành chụp sẽ hô người bệnh nuốt, sau đó nín thở để quan sát sự lưu thông của thuốc cản quang từ thực quản xuống dạ dày. Bệnh nhân có thể nuốt một hay hai ngụm tùy vào hình ảnh thu được đã đảm bảo tiêu chuẩn hay chưa.
-
Khi chụp xong, bệnh nhân được nằm nghỉ để theo dõi, kết quả sẽ có sau khi chụp từ 20-30 phút.
Quang cảnh PKĐK MELATECc Thanh Xuân - Hà Nội
Tóm lại, chụp x quang thực quản - dạ dày là kỹ thuật x quang lâu đời nhưng rất được ưa chuộng do sự an toàn khi chụp, giá thành rẻ, bệnh nhân không cảm thấy khó chịu như nội soi tiêu hóa. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với máy chụp x quang kỹ thuật số hiện đại, khi chụp cho hình ảnh có độ chi tiết cao, tương phản tốt và nhanh chóng, bên cạnh đó là đội ngũ kỹ thuật viên và bác sĩ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm thực tế chắc chắn sẽ đem đến sự tin tưởng tuyệt đối cho người bệnh khi đến thăm khám tại đây. Mọi chi tiết xin liên hệ 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch.