Chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao đối với nha khoa, trong đó chụp X-quang xương hàm là kỹ thuật phổ biến nhất. Vậy cụ thể trong nha khoa, chụp X-quang bộ phận xương hàm có những vai trò gì và cần lưu ý gì khi thực hiện chụp X-quang cho trẻ em và thai phụ?
19/03/2020 | Góc tư vấn: có nên chụp X - quang cho bé hay không? 18/03/2020 | Các phương pháp chụp X - quang thận phổ biến nhất hiện nay 18/03/2020 | Chụp X - quang khi không biết mang thai nguy hiểm như thế nào?
1. Thế nào là chụp X-quang xương hàm?
Chụp X-quang xương hàm là một kỹ thuật trong nha khoa được thực hiện nhằm thu được hình ảnh của răng, xương và các mô mềm xung quanh răng; từ đó quan sát và phát hiện các vấn đề về răng, miệng và hàm.
Chụp X-quang xương hàm giúp kiểm tra các vấn đề răng miệng
Dựa vào hình ảnh chụp X-quang, nha sĩ có thể dễ dàng thấy được những cấu trúc răng ẩn (răng số 8) hoặc tình trạng mất xương mà không thể quan sát được bằng mắt thường.
Tùy vào độ tuổi của người bệnh và dấu hiệu bệnh cụ thể mà nha sĩ sẽ đưa ra chỉ định loại chụp X-quang cho phù hợp:
- Chụp X-quang khớp cắn.
- Chụp X-quang quanh chóp.
- Chụp X-quang 01 răng.
- Chụp X-quang toàn cảnh.
Có thể nói, chụp X-quang là cơ sở để nha sĩ có thể chẩn đoán chính xác tình trạng các bệnh về răng miệng và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
2. Chụp X-quang xương hàm có vai trò gì?
Để có thể quan sát được rõ những vấn đề liên quan đến răng miệng, nha sĩ cần tiến hành chụp X-quang xương hàm. Từ đó mới đưa ra được chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị cụ thể.
- Phát hiện các vấn đề về răng miệng như sâu răng, gãy chân răng hay tổn thương xương hỗ trợ răng. Chụp X-quang cho phép nha sĩ phát hiện được sớm những vấn đề này trước khi khởi phát triệu chứng.
- Xác định được răng mọc lệch, mọc sai vị trí hay răng cấm (là răng mọc sát nhau mà xuyên qua nướu răng).
- Tìm ra những tăng trưởng bất thường trong khoang miệng như khối u, u nang, mụn nhọt.
- Đối với trẻ còn răng sữa, chụp X-quang xương hàm để kiểm tra vị trí của những răng vĩnh viễn phát triển.
- Dựa vào hình ảnh chụp X-quang để xác định là lỗ sâu răng lớn, nguy hiểm hay là lỗ sâu nhỏ nhưng ở vị trí khó để có phương pháp điều trị thích hợp.
- Hỗ trợ trong các trường hợp cần cấy ghép nha khoa hoặc phẫu thuật tủy răng.
- Thực hiện trong các phương pháp chỉnh nha (chỉnh răng không thẳng hàng).
Chụp X-quang xương hàm có vai trò quan trọng
3. Nên chụp X-quang xương hàm khi nào?
Đối với những trường hợp không có nguy cơ có lỗ sâu hoặc không bị sâu răng thì nên đi khám nha khoa và chụp X-quang định kỳ để theo dõi:
- Người lớn: chụp X-quang 2 - 3 năm/ lần.
- Thanh thiếu niên: 1,5 - 3 năm/ lần.
- Trẻ nhỏ: 1 - 2 năm/ lần.
Ngoài ra, những ai có nguy cơ cao bị sâu răng hoặc đang bị sâu răng thì nên chụp X-quang:
- Người lớn: chụp mỗi 6 tháng - 18 tháng/ lần.
- Trẻ nhỏ: chụp X-quang 6 - 12 tháng/ lần.
Riêng đối với trẻ nhỏ trong khoảng từ 5 - 6 tuổi khi đã bắt đầu xuất hiện mầm răng vĩnh viễn thì được khuyến cáo nên đi chụp X-quang xương hàm để có thể dự báo hoặc phát hiện sớm những dị tật liên quan đến cấu trúc răng, từ đó có biện pháp chỉnh nha kịp thời.
Trẻ 5 - 6 tuổi nên chụp X-quang xương hàm để phát hiện sớm dị tật cấu trúc răng
4. Chụp X-quang xương hàm có hại cho sức khỏe không?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tia X có khả năng gây nhiễm xạ và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiếp xúc, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi tần suất tiếp xúc với tia X là nhiều lần và với liều lượng cao. Trong khi đó, trong nha khoa nói riêng và trong ngành y tế nói chung, lượng tia X sử dụng trong kỹ thuật chụp X-quang thường rất nhỏ và được kiểm soát chặt chẽ.
Do đó, có thể nói chụp X-quang không gây nguy hiểm đến sức khỏe bởi đầu đèn của máy chụp chỉ chiếu vào khu vực cần khảo sát, cụ thể ở đây là răng. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, quá trình chụp X-quang luôn đảm bảo 3 yếu tố quan trọng bao gồm: phim tốc độ cao (hạn chế sự phơi nhiễm), cường độ chụp thấp và thời gian chụp ngắn (hạn chế thời gian tiếp xúc).
Chụp X-quang không gây nguy hiểm đến sức khỏe
Bên cạnh đó, phòng chụp X-quang luôn có vách chì và áo chì để giúp hấp thụ bớt các tia tán xạ. Mọi kỹ thuật viên đều phải được đào tạo bài bản và kỹ càng về những thao tác kỹ thuật khi thực hiện chụp X-quang.
Để giảm thiểu tối đa những nguy cơ ảnh hưởng từ tia X, người bệnh không nên chụp X-quang quá thường xuyên và nếu có thì nên lựa chọn chụp bằng máy kỹ thuật số. Lý giải cho điều này là bởi thay vì sử dụng phim X-quang như truyền thống thì máy chụp X-quang kỹ thuật số dùng cảm biến điện tử nên sẽ sử dụng ít tia bức xạ hơn.
5. Lưu ý khi chụp X-quang xương hàm cho trẻ em và phụ nữ có thai
Nếu phụ nữ mang thai muốn chụp X-quang thì bắt buộc phải thông báo trước với bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét có nhất thiết phải tiến hành chụp X-quang không hay có thể trì hoãn để tránh thai nhi tiếp xúc với tia X. Trường hợp cần phải thực hiện thì kỹ thuật viên sẽ trang bị cho thai phụ các thiết bị bảo vệ như yếm chì, áo chì,...
Nhiều trường hợp trẻ nhỏ cũng được chỉ định chụp X-quang để kiểm tra xem răng có mọc bình thường không, có bị lệch hay xuất hiện lỗ sâu răng không,... Cơ thể trẻ em cũng rất nhạy cảm, do đó để đảm bảo an toàn trẻ cũng cần đến các thiết bị hỗ trợ bảo vệ bằng chì khi đi chụp X-quang.
Bệnh nhân mặc áo chì khi chụp X-quang nhằm hạn chế nguy cơ phơi nhiễm tia xạ
Nhìn chung, chụp X-quang xương hàm là một trong những kỹ thuật được đánh giá cao trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về răng miệng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai các dịch vụ về nha khoa, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Đồng thời, hệ thống máy móc và cơ sở vật chất tại đây cũng được trang bị vô cùng tiên tiến, hiện đại.
Khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần được tư vấn có thể trực tiếp đến các chi nhánh của hệ thống MEDLATEC hoặc liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.