Chụp CT đầu cho trẻ em cần lưu ý những gì? | Medlatec

Chụp CT đầu cho trẻ em cần lưu ý những gì?

Trẻ em là đối tượng dễ tổn thương, nhạy cảm với bức xạ tia X nhiều hơn so với người lớn, đặc biệt là vùng đầu. Do đó, cần hết sức lưu ý khi chụp CT vùng đầu cho trẻ. Vậy chụp CT đầu cho trẻ em cần lưu ý những gì và làm sao để giảm nguy cơ nhiễm xạ khi cho trẻ?


07/07/2020 | Cẩm nang mọi điều cần biết về chụp CT đầu
17/06/2020 | Chụp CT đầu và những thông tin không nên bỏ qua
08/06/2020 | Chụp CT đầu giá bao nhiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

1. Chụp CT đầu cho trẻ em có thể gây biến chứng gì?

Chụp CT, hay còn gọi là kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính CT sử dụng tia bức xạ X chiếu xuyên qua vùng đầu của bé. Sau đó thiết bị sẽ đo tia X đi qua, tính độ hấp thụ tia X của các bộ phận, từ đó đưa ra hình ảnh chi tiết mặt cắt ngang bộ phận cần đánh giá.

Mặc dù lượng tia bức xạ X sử dụng đã được tính toán phù hợp với sức khỏe của hầu hết bệnh nhân song trẻ em có nhiều vùng nhạy cảm với tia bức xạ hơn người lớn. Vùng đầu của trẻ cũng là bộ phận đặc biệt nhạy cảm dễ bị tổn thương. 

Chụp CT đầu ở trẻ em có nguy cơ gây ung thư, song tỉ lệ rất thấp.

Mặc dù có thể gây biến chứng ung thư song nếu lợi ích của kỹ thuật chụp CT đầu với trẻ lớn hơn nguy cơ thì vẫn nên thực hiện. Nếu kỹ thuật này còn hạn chế trong đánh giá bệnh lý, có thể tham khảo một số kỹ thuật chẩn đoán khác như MRI,… Ngoài ra, nên lựa chọn chụp CT cho trẻ bằng máy chụp hiện đại, có thể điều chỉnh lượng bức xạ tiếp xúc thích hợp với bệnh nhân nhi. Ngoài ra chỉ chụp CT cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Chụp CT đầu

Chụp CT đầu có thể phát hiện nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ

Bên cạnh biến chứng ung thư, một số trường hợp bệnh nhân nhi khi chụp CT đầu cần sử dụng thuốc cản quang, đưa vào cơ thể trẻ bằng đường tiêm tĩnh mạch.

Một số ít trẻ có thể bị nóng nhẹ, mặt và cơ thể đỏ ửng, buồn nôn, đau đầu hoặc nôn do tác dụng phụ của thuốc cản quang. Cần kiểm tra trẻ có bị dị ứng với thuốc cản quang không trước khi tiêm số lượng lớn để chụp CT bởi phản ứng dị ứng rất nguy hiểm cho trẻ, cần can thiệp cấp cứu y tế kịp thời.

Quá trình chụp CT đầu cho trẻ thường kéo dài từ vài phút, có thể lâu hơn song không khiến trẻ đau đớn. Nếu trẻ không thể nằm yên theo tư thế chụp tốt nhất, bác sĩ có thể tư vấn bạn sử dụng thuốc an thần để xoa dịu. Hãy hỏi rõ về tác dụng phụ của các loại thuốc sử dụng để có lựa chọn tốt nhất cho con bạn.

2. Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi chụp CT đầu?

Để đạt được kết quả chụp CT tốt nhất, cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm với trẻ, cha mẹ, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật thực hiện cần có sự chuẩn bị kỹ càng.

2.1. Cha mẹ báo tình trạng chi tiết của trẻ

Cần thông báo mọi thông tin tình trạng sức khỏe của trẻ với các vấn đề như:

- Trẻ có tiền sử dị ứng với những thuốc hay thức ăn, đồ uống nào không, đặc biệt là thuốc cản quang.

Chụp CT đầu

Cha mẹ cần báo về tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ

- Trẻ có đang mắc bệnh lý nào không, nhất là các bệnh tiểu đường, thận, tim mạch, hen suyễn, tuyến giáp,…

- Trẻ có đang uống thuốc điều trị bệnh không, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường hoặc thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận của bé.

2.2. Động viên tâm lý cho trẻ

Không gian nhỏ hẹp trong phòng chụp CT đôi khi có thể khiến trẻ sợ hãi, không thể nằm im. Do đó cha mẹ nên động viên tâm lý trước để trẻ yên tâm, sẵn sàng thực hiện. Ngoài ra có thể mang theo một số đồ chơi bé yêu thích để trẻ tập trung, quên đi nỗi lo lắng sợ hãi. Nếu trẻ còn quá nhỏ hoặc sợ không gian hẹp, có thể cần tiêm thuốc an thần.

2.3. Nhịn ăn trước khi chụp

Nếu trẻ chụp bình thường thì không cần nhịn ăn, uống trước khi chụp CT đầu. Nhưng nếu trẻ sử dụng thuốc cản quang hoặc thuốc an thần thì cần nhịn ăn, uống và bú sữa từ 4 - 6 giờ để tránh gây dị ứng, nôn ói, nổi ban hoặc phản ứng phản vệ. Hãy hỏi bác sĩ về thời gian cụ thể trước khi chụp tránh trẻ quá đói.

2.4. Tháo trang sức đồ dùng kim loại

Tất cả các loại trang sức, đồ dùng cá nhân bằng kim loại trên người trẻ cần được tháo bỏ trước khi chụp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và chẩn đoán như: bông tai, vòng cổ, lắc chân, dây chuyền, kẹp tóc,…

Chụp CT đầu

Trẻ có thể cần dùng thuốc an thần khi chụp CT đầu

3. Theo dõi trẻ sau khi chụp như thế nào?

Thông thường, trẻ có thể về nhà và tiếp tục các hoạt động bình thường ngay sau khi chụp. Tuy nhiên với các bệnh nhân nhi có sử dụng thuốc cản quang hoặc thuốc an thần thì cần ở lại theo dõi tại bệnh viện ít nhất 1 giờ. Một số trường hợp cần thời gian lâu hơn để trẻ tỉnh táo trở lại. Cho trẻ uống nhiều nước giúp thuốc cản quang đào thải khỏi cơ thể tốt hơn, không ảnh hưởng đến thận.

Các trường hợp phản ứng phản vệ nghiêm trọng, trẻ bị khó thở, phát ban khá hiếm gặp song cần đặc biệt lưu ý, cấp cứu và điều trị kịp thời tránh đe dọa đến tính mạng. Những trẻ bị suy giảm chức năng thận, mất nước hoặc tiểu đường có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc thận cũng cần can thiệp y tế sớm.

Chụp CT đầu

Theo dõi trẻ sau khi chụp CT để đảm bảo an toàn

Để chụp CT đầu cho trẻ an toàn, đảm bảo độ tin cậy, chính xác, cha mẹ nên lựa chọn địa chỉ thăm khám, thực hiện kỹ thuật uy tín, có hệ thống trang thiết bị hiện đại và các bác sĩ, kỹ thuật viên kinh nghiệm. 

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn địa chỉ tin tưởng nào, hãy tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.Hiện bệnh viện đã và đang thực hiện chụp CT đầu, thăm khám điều trị cho nhiều bệnh nhân nhi, nhận được sự đánh giá cao, tin tưởng từ các bậc cha mẹ.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ giải đáp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Lợi thế nhận được khi chụp cộng hưởng từ (MRI) DTI trong các bệnh lý về não

MRI DTI (Diffusion Tensor Imaging) là một trong những phương pháp chụp MRI tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng để đánh giá mô tế bào thần kinh và truyền thông giữa các vùng não. Tại Bệnh viện Medlatec, chúng tôi cung cấp dịch vụ chụp MRI DTI với công nghệ tiên tiến, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên tay nghề cao, mang lại lợi ích cho bệnh nhân trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về não.
Ngày 20/05/2023

Chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) vai trò trong chẩn đoán bệnh lý não.

Là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh nổi tiếng nhất trong y học hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, DWI đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về não, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cấu trúc và chức năng của thần kinh trung ương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DWI, những ứng dụng của phương pháp này và cách nó được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến não.
Ngày 11/05/2023

Song thai: ca bệnh thực tế tại BVĐK MEDLATEC

Xin giới thiệu tới độc giả 1 ca song thai trong buồng tử cung đến khám tại BVĐK MEDLATEC
Ngày 08/05/2023

Chụp MRI trong chẩn đoán u tủy sống

Vừa qua, bệnh viện đa khoa MEDLATEC có tiếp nhận một nữ bệnh nhân, 22 tuổi, bệnh nhân bị đau lưng 6 tháng gần đây, đau lan xuống vùng mông và chân bên phải. Các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI cột sống có tiêm thuốc đối quang từ để đánh giá chính xác nhất tổn thương cho bệnh nhân.
Ngày 08/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp