Ngày nay, bên cạnh các phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh cho dạ dày như nội soi, siêu âm, chụp X-quang thì phương pháp chụp CT dạ dày cũng được sử dụng rất phổ biến và được đánh giá là một kỹ thuật đem lại kết quả chính xác, nhanh chóng.
20/07/2020 | Dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm của ung thư dạ dày bạn nên biết 17/07/2020 | Chụp cắt lớp dạ dày cần lưu ý gì và được chỉ định khi nào? 08/06/2020 | Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm nhờ kỹ thuật chụp CT dạ dày
1. chụp CT dạ dày là gì?
Ngày càng có nhiều người mắc phải các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu kiểm tra, phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể nâng cơ hội sống cho bệnh nhân. Chụp CT dạ dày là một trong những kỹ thuật phổ biến nhằm hỗ trợ chẩn đoán để điều trị ung thư dạ dày.
Tương tự khi chụp CT ở các bộ phận khác, phương pháp này sử dụng tia X ngang qua bộ phận dạ dày để có được các hình ảnh cắt ngang ở dạng 2 hoặc 3 chiều, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Chụp CT là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến
2. Các ưu, nhược điểm của chụp CT dạ dày
Ưu điểm
- Cho ra hình ảnh rõ nét, chính xác do không xảy ra tình trạng các hình chồng lên nhau.
- Hình ảnh chụp CT có khả năng phân giải cao hơn so với chụp X-quang.
- Thời gian chụp nhanh, hỗ trợ bác sĩ hiệu quả trong quá trình chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh lý dạ dày.
- Có thể thay thế cho kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) đối với những người bệnh đang sử dụng máy trợ thính cố định, đang đặt máy tạo tim, van tim kim loại hoặc đang có dị vật nào đó trong cơ thể.
Nhược điểm
- Khả năng phân giải mô mềm yếu hơn so với kỹ thuật chụp cộng hưởng từ nên gặp hạn chế đối với việc phát hiện ra các tổn thương ở phần mềm.
- Khó phát hiện ra những tổn thương với kích thước nhỏ.
- Kỹ thuật chụp CT khó phát hiện và phân biệt các bộ phận hoặc tổn thương có cùng đậm độ.
- Kỹ thuật chụp CT sử dụng tia X và nó có thể gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ đều đã được giới hạn trong khoảng cho phép để đảm bảo an toàn sức khỏe của bệnh nhân, vì thế không cần phải quá lo lắng về vấn đề nhiễm xạ này.
3. Những trường hợp nào nên đi chụp CT dạ dày?
Dạ dày có vai trò nghiền thức ăn, thấm dịch vị, cũng như phân hủy thức ăn thông qua hệ enzym tiêu hóa. Tuy nhiên, dạ dày được coi là một bộ phận nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, một khi đã bị tổn thương nó sẽ tác động rất lớn để các bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, chúng ta nên thăm khám, kiểm tra dạ dày thường xuyên để có thể phát hiện sớm các bệnh lý về dạ dày và kịp thời chữa trị.
Có rất nhiều phương pháp, kỹ thuật hỗ trợ việc chẩn đoán các bệnh dạ dày nhưng không phải bất kỳ bệnh nào cũng sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp chụp CT. Một số trường hợp được chỉ định chụp CT dạ dày như:
- Định vị vị trí của các khối u, mức độ phát triển của u, cũng như theo dõi, cập nhật diễn biến của nó trong quá trình điều trị.
- Chẩn đoán các bệnh lý ở xung quanh dạ dày, thành dạ dày.
- Chẩn đoán mức độ tổn thương, theo dõi tình trạng của các khối u và các túi trong dạ dày.
- Quan sát các cơ quan xung quanh dạ dày như hạch bạch tuyết, gan hay các bộ phận mà có thể bị ảnh hưởng khi bị ung thư dạ dày.
- Sử dụng trong trường hợp các phương pháp, kỹ thuật khác không thể thực hiện được như bị thủng, loét dạ dày.
- Xác định vị trí, giai đoạn của ung thư dạ dày, khả năng điều trị, phẫu thuật và theo dõi diễn biến qua các giai đoạn ung thư dạ dày.
4. Thời gian thực hiện chụp CT dạ dày
Chụp CT dạ dày là kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh có thời gian thực hiện ngắn mà lại không gây đau. Thời gian thực hiện chụp CT của cả quy trình là 30 phút, tuy nhiên thời gian thực chụp với máy chỉ khoảng 2 phút.
Sau khi chụp CT dạ dày, người bệnh có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Riêng với những người có tiêm thuốc cản quang thì cần nghỉ ngơi và bổ sung thêm nhiều nước để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
5. Một số lưu ý cho người bệnh khi chụp CT dạ dày
Để việc chụp CT phát huy được hiệu quả một cách tuyệt đối, người bệnh nắm được một số lưu ý khi đi chụp CT dạ dày như sau:
- Không ăn trước khi chụp CT khoảng 4 tiếng.
- Tháo hết tất cả các trang sức, các đồ dùng, phụ kiện kim loại trước khi thực hiện chụp CT.
Cần tháo hết trang sức, đồ dùng kim loại trước khi chụp CT
- Trường hợp bệnh nhân đang có thai hoặc nghi ngờ mang thai, có tiền sử hoặc đang có các bệnh như: suy thận, tiểu đường,… hoặc dị ứng với thành phần của thuốc cản quang thì nên thông báo cho bác sĩ để có được lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
- Trẻ em nhất định phải được chỉ định của bác sĩ mới được chụp CT, do mức độ bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bé sẽ lớn hơn nhiều so với người lớn.
Trẻ em cần được có chỉ định của bác sĩ mới được chụp CT dạ dày
- Lựa chọn địa điểm thăm khám, chụp CT uy tín, sử dụng máy móc hiện đại để có kết quả hình ảnh chính xác, chi tiết nhất.
6. Địa điểm chụp CT dạ dày uy tín, chất lượng
Khi đi chụp CT, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có nhiều phản hồi tốt, sử dụng thiết bị, máy móc chụp CT hiện đại, chất lượng cao, đồng thời bác sĩ thực hiện nên là người có kinh nghiệm và tay nghề cao, để đảm bảo an toàn chụp, cũng như cho ra kết quả hình ảnh chính xác, chi tiết nhất, hỗ trợ việc chẩn đoán được nhanh chóng và hiệu quả.
Tại sao nên lựa chọn điểm đến là MEDLATEC để thực hiện chụp CT dạ dày?
- Bệnh viện MEDLATEC sử dụng hệ thống máy chụp CT chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chất lượng cao bậc nhất Việt Nam.
- Có đội ngũ bác sĩ và thuật viên hình ảnh giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao.
- Cung cấp dịch vụ với thái độ chuyên nghiệp, chất lượng cao, đem lại cho khách hàng và người nhà sự thoải mái và hài lòng nhất.
- Có hơn 24 năm kinh nghiệm trong ngành y tế, đặc biệt là lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.
Bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ chụp CT uy tín, chất lượng cao
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn về vấn đề trên, bạn có thể trực tiếp đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên toàn quốc hoặc liên hệ vào số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.