Chụp cộng hưởng từ là gì có nên sử dụng phương pháp này hay không | Medlatec

Chụp cộng hưởng từ là gì có nên sử dụng phương pháp này hay không

Ngày 23/08/2019 BS. Trần Văn Thụ, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Chụp cộng hưởng từ là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh đang được áp dụng ở nhiều bệnh viện lớn. Rất nhiều người khi thấy sức khỏe có vấn đề liền nghĩ ngay đến việc thực hiện phương pháp này để kiểm tra xem mình có bị bệnh gì hay không. Theo bạn thì chụp cộng hưởng từ là gì, liệu nó có thực sự tốt, có nên chụp hay không?


23/08/2019 | Những điều nên biết trước khi chụp cộng hưởng từ
02/08/2019 | Bạn cần biết chụp cộng hưởng từ là gì?
02/08/2019 | Những ai nên chụp cộng hưởng từ não, ưu điểm của phương pháp này là gì?

1. Chụp cộng hưởng từ là gì, ưu nhược điểm thế nào?

1. 1. Chụp cộng hưởng từ là gì?

Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp dùng từ trường và sóng radio. Phương pháp này sẽ tác động sóng radio và từ trường làm cho nguyên tử Hydrogen trong cơ thể hấp thụ và phóng thích năng lượng sóng RF. Tùy từng mô cơ thể mà năng lượng được hấp thụ và phóng thích sẽ có sự khác nhau. Khi quá trình phóng thích năng lượng ấy xảy ra, máy MRI sẽ thu nhận rồi xử lý và chuyển đổi thành các tín hiệu dưới dạng hình ảnh.

Đối với y học thì MRI là kỹ thuật hình ảnh hiện đại, mang tính cách mạng kỹ thuật. Sở dĩ ngày nay phương pháp chẩn đoán này được sử dụng rộng rãi là bởi nó cho hình ảnh chi tiết giải phẫu tốt, độ tương phản cao, chính xác, có khả năng tái tạo 3D. Đặc biệt, nó có khả năng đa mặt mắt, đánh giá được các tính chất mô, không dùng tia X nên được chỉ định cho nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, điển hình như: não, tim mạch, xương khớp...

Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

1.2. Ưu nhược điểm của chụp cộng hưởng từ

Ưu điểm

Vậy ưu điểm của chụp cộng hưởng từ là gì mà nó lại được đánh giá cao như thế? Điều này sẽ được liệt kê ngay dưới đây:

- Không sử dụng tia X nên không lo ảnh hưởng tia xạ;

- Không gây ra bất kỳ ảnh hưởng sinh học nào;

- Có thể cho ra hình ảnh chụp đa mặt phẳng: ngang, dọc, nghiêng,...;

- Độ phân giải mô mềm cao;

- Chất lượng hiển thị hình ảnh tốt hơn chụp CT;

- Không xâm lấn;

- Không cần dùng chất tương phản vẫn chụp được mạch máu;

- Rất hiếm tác dụng phụ (đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện tác dụng phụ nào).

 Nhược điểm

- Giá thành cho 1 lần chụp cộng hưởng từ còn hơi cao;

- Không chụp được cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ lồng kính hoặc nơi chật hẹp;

- Không khảo sát tốt bằng X-quang, CT trong trường hợp chụp xương và tổn thương có calci;

- Không chụp được cho bệnh nhân sử dụng máy tạo nhịp tim, cấy vật dụng bằng kim loại bên trong cơ thể;

- Khi chụp không được mang theo thiết bị hồi sức.

Nếu đã biết được ưu điểm của chụp cộng hưởng từ là gì thì khi đã được chỉ định MRI, bệnh nhân không cần quá lo lắng về những nhược điểm của phương pháp này.

2. Có nên chụp cộng hưởng từ hay không?

2.1. Nên hay không nên chụp cộng hưởng từ?

Có một thực tế không thể phủ nhận được là hiện tại, rất nhiều người thần thánh hóa MRI nên cứ đi khám bệnh mà vẫn chưa hết lo lắng là yêu cầu bác sĩ cho chụp cộng hưởng từ. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm.

Chỉ nên chụp MRI khi có chỉ định của bác sĩ

Chỉ nên chụp MRI khi được bác sĩ chỉ định

Người bệnh chỉ nên chụp MRI sau khi đã được bác sĩ khám và chỉ định. Sau khi khám bệnh, đã thực hiện kiểm tra bằng siêu âm và các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác nhưng chưa đủ căn cứ, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng đã có được và những kết quả này để đưa ra kết luận nên chụp MRI hay không.

Mặt khác, sử dụng MRI để tầm soát ung thư cũng là một điều không nên. Điều này được giải thích do phương pháp này không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng nó lại có giá tương đối cao so với thu nhập chung của người Việt Nam nên xét trên phương diện kinh tế thì nó hơi tốn kém.

Nói tóm lại, về cơ bản, MRI là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt, có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng chỉ là kĩ thuật chẩn đoán bằng máy móc. Vì thế nó không thể thay thế cho bác sĩ được, nó chỉ là công cụ hỗ trợ cho bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh hơn mà thôi. MRI chỉ nên chụp với những ai đã nhận được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa chứ tuyệt đối không nên tự ý hay ép bác sĩ chụp cho mình.

2.2. Chụp cộng hưởng từ như thế nào để có kết quả đúng?

Để thu được hình ảnh tốt, giúp chẩn đoán đúng bệnh thì việc người bệnh cần chuẩn bị trước khi chụp cộng hưởng từ là gì?

- Nín thở hoặc không cử động khi được bác sĩ yêu cầu. Bệnh nhân không nên áp lực quá về điều này vì những yêu cầu ấy chỉ cần thực hiện trong thời gian rất ngắn, không hề gây ra bất kỳ sự khó chịu nào.

- Trẻ em có thể dùng thuốc an thần và cần hỏi kĩ bác sĩ về những chỉ dẫn sử dụng thuốc.

- Trước khi chụp cần tháo các vật dụng bằng kim loại trên người như chìa khóa, trang sức, đồng hồ, thẻ tín dụng,....

- Không cần nhịn đói trước khi chụp cộng hưởng từ nếu bác sĩ không yêu cầu. Hầu hết các trường hợp cần gây mê mới cần nhịn ăn trước khi chụp 4 – 6 tiếng.

Bệnh nhân thực hiện chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh nhân thực hiện chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

2.3. Máy chụp cộng hưởng từ nào tốt?

Đơn vị được dùng để đánh giá khả năng chụp của máy MRI là Tesla. Khi mới ra đời, máy MRI còn khá yếu, chỉ 0.3 – 0. 5 Tesla. Hiện nay các máy ở các cơ sở y tế đã có độ dao động 1.5 - 3 Tesla. Thậm chí cũng đã có máy có độ mạnh đến 7 Tesla nhưng nó chưa được thương mại hóa nên việc sử dụng còn hạn chế. Vì thế máy có độ mạnh 1.5 – 3 Tesla được xem là cho hình ảnh rõ ràng và chính xác nhất.

Hiểu được tác dụng của phương pháp chẩn đoán hình ảnh MRI và với mục đích phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân, hiện Bệnh viện đa khoa MEDLATEC đã trang bị máy MRI hệ thống SIGNA Explorer sản xuất bởi nhà máy GE của Hoa Kỳ.

Đây là loại máy sở hữu khối từ có độ đồng nhất từ trường cao nhất trong các dòng sản phẩm 1.5T, có thể chụp thu hình trường nhìn lớn tới 50cm và xóa đồng nhất để phân biệt tổn thương. Máy còn dùng công nghệ cộng hưởng từ không tiếng ồn Silent Scan cho chụp cộng hưởng từ não mà không ảnh hưởng chất lượng hình ảnh, đem lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.

Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn về máy MRI này hoặc cần giải thích rõ hơn chụp cộng hưởng từ là gì, hiện tại có nên chụp MRI hay không,... các bạn có thể gọi tới hotline 1900 56 5 56, các chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng giải đáp 24/7.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nhập viện cấp cứu lúc 3h sáng vì đau bụng, nam bệnh nhân bất ngờ phát hiện bệnh cực hiếm gặp

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu lúc 3h sáng vì lý do đau bụng. Sau khi thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ phát hiện và chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng bệnh hiếm gặp trên thế giới.
Ngày 08/06/2023

Sàng lọc dị tật thai nhi ngay tại nhà - Giúp mẹ an tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh

Trong bối cảnh dịch covid -19 diễn biến khó lường như hiện nay, nhiều mẹ bầu và gia đình không khỏi lo lắng khi đi khám thai mùa dịch. Để an tâm sàng lọc dị tật thai nhi sớm nhất nhiều mẹ bầu đã lựa chọn dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT tại nhà của MEDLATEC mà không cần phải đến viện.
Ngày 31/05/2021

Bệnh lý mạn tính - Mối lo dai dẳng của nhiều người, cách kiểm soát trong tầm tay

Bệnh lý mạn tính hiện là mối lo hàng đầu của nhiều người dân, ngoài việc kiểm soát bệnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng thì cần phải kiểm tra định kỳ. Xóa đi những lo lắng kiểm tra, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã mang đến giải pháp kiểm soát bệnh trong tầm tay của nhiều gia đình.
Ngày 22/02/2021

Cách làm ấm cơ thể trong ngày Tết bằng những thực phẩm dân gian

Dịp Tết Nguyên đán có những ngày thời tiết giá rét, bên cạnh việc mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể thì các bạn đừng quên bổ sung những thực phẩm phù hợp dưới đây để tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể, đảm bảo đón xuân vui khỏe.
Ngày 10/02/2021
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp