Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán các loại bệnh tiên tiên tiến nhất hiện nay. Ở một số bệnh viện lớn trên cả nước đã bắt đầu ứng dụng chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân, đây là phương pháp chụp chiếu mới nên một số người chưa an tâm khi sử dụng. Vậy chụp cộng hưởng từ có hại không?
1. Chụp cộng hưởng từ có hại không?
Trong quá trình chụp cộng hưởng từ sẽ xuất hiện sóng từ mạnh. Vì vậy nhiều người lo lắng tần số sóng từ sẽ ảnh hưởng đến các tế bào bên trong cơ thể. Nhưng trước nghi ngờ này, nhiều chuyên gia bác sĩ đã khẳng định rằng, chụp cộng hưởng từ không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể.
Không những vậy, phương pháp này còn có ưu điểm vượt trội là không dùng tới những tia bức xạ nguy hiểm mà vẫn cho ra được những hình ảnh rõ nét. Việc chẩn đoán bệnh với MRI hiệu quả cao hơn so với những phương pháp khác.
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay
Tuy nhiên, nhược điểm của chụp cộng hưởng từ không áp dụng cho những bệnh nhân đang có thiết bị cấy - ghép kim loại bên trong cơ thể. Bởi vì từ trường cao của máy có thể làm hỏng các thiết bị ấy. Trước khi tiến hành chụp, bệnh nhân cần phải thông báo với nhân viên nếu trong cơ thể mình có chứa kim loại,… Trong trường hợp các thiết bị ấy có thể lấy ra được thì tất cả sẽ được lấy ra, rồi thực hiện chụp MRI bình thường.
Đối với những trường hợp MRI tiêm thuốc tương phản thì cần phải được sự tư vấn của nhân viên y tế. Mặc dù loại thuốc này hoàn toàn không gây hại gì cho cơ thể nhưng đối với những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc có thể bị dị ứng nhẹ.
Đôi khi, thuốc có thể gây nên các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,… Nhưng bệnh nhân không cần quá lo lắng vì các tác dụng phụ này sẽ nhanh chóng hết.
2. Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi chụp MRI?
Trước khi tiến hành chụp MRI, người bệnh cần phải làm theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Mọi thủ tục từ thay đồ, tháo dỡ các vật dụng bên người như trang sức, vòng tay, bông tai, điện thoại di động,… đều phải thực hiện theo đúng quy trình.
Chụp cộng hưởng từ hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe
Sau đó, nhân viên kỹ thuật sẽ sử dụng thiết bị kiểm tra các di vật, kim loại bên trong cơ thể,… Những trường hợp nào dị vật nằm trong các cơ quan không thể tháo rời ra thì không nên chụp MRI.
Đối với những bệnh nhân đang mang một số thiết bị bên trong cơ thể như: máy khử rung, vòng tránh thai, van tim nhân tạo, máy trợ thính,… thì cần phải thông báo cho nhân viên kỹ thuật.
3. Bệnh lý nào cần chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ thường được sử dụng để chẩn đoán đối với các trường hợp bệnh nhân như:
-
Người đang bị những tổn thương phần mềm như tủy sống sụn, dây chằng,…
-
Người bị bệnh về cột sống, xương khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm.
-
Người đang bị bệnh về gan, mật,…
-
Người bị bệnh về não, thần kinh, chấn thương sọ não, tai biến, u dây thần kinh,…
-
Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ còn có phát hiện ra một số căn bệnh ung thư.
Chụp cộng hưởng từ phù hợp với nhiều loại bệnh lý
4. Một số lưu ý khi chụp cộng hưởng từ
Để quá trình chụp cộng hưởng từ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cao thì người bệnh cần phải nắm được một số lưu ý như:
-
Nếu trước khi chụp cộng hưởng từ, người bệnh đã tiến hành sử dụng các phương pháp khác như X - quang, CT, siêu âm thì nên mang theo kết quả đi theo để bác sĩ có thể tham khảo thêm. Từ đó sẽ xác định vùng bị tổn thương cũng như đưa ra quyết định chụp cộng hưởng từ với những loại bệnh khác nhau.
Không mang theo vật dụng kim loại khi chụp
-
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai không nên chụp cộng hưởng từ nếu không cần thiết.
-
Khi đi chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân không nên trang điểm, sử dụng mỹ phẩm như son môi, phấn hồng… Bởi vì những thứ này có chứa một ít thành phần là kim loại. Khi chụp tuy không gây ảnh hưởng gì nhưng sẽ khiến da mặt bị nóng lên.
-
So với các phương pháp chụp X - quang, siêu âm, CT,... chụp cộng hưởng từ có giá khá cao, dao động từ 1.700.000 - 2.000.000 VNĐ. Vì thế trong trường hợp không cần thiết thì bạn nên hạn chế chụp.
-
Đối với những bệnh nhân đang gắn vật kim loại trong người, hoặc đang sử dụng các thiết bị như máy tạo nhịp tim, vòng tránh thai, trợ thính,… thì không nên chụp cộng hưởng từ. Những người bị hội chứng sợ lồng kính cũng không nên áp dụng phương pháp này.
-
Một số trường hợp cần tiêm thuốc tương phản, thuốc sẽ được tiêm vào vùng cổ tay. Thời gian tiêm từ 1 - 2 phút. Sau khi tiêm, người bệnh có thể cảm thấy một số biểu hiện như: toàn thân nóng lên, lưỡi có chút vị đắng,… Nhưng đây hoàn toàn là những biểu hiện bình thường, không có gì nghiêm trọng. Các triệu chứng này sẽ biến mất sau 5 - 7 phút.
-
Người bệnh cần phải tuân theo đúng thủ tục, hướng dẫn của nhân viên y tế, chuyên gia bác sĩ trước và trong quá trình chụp. Như vậy mới chẩn đoán chính xác, nhanh chóng được.
5. Chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đã được trang bị máy chụp cộng hưởng từ MRI công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Với đội ngũ chuyên gia bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, luôn tận tình khi tiếp đãi bệnh nhân, MEDLATEC tin rằng quý khách sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của bệnh viện.
Dịch vụ chụp cộng hưởng từ uy tín tại MEDLATEC
Không chỉ có vậy, so với nhiều đơn vị y tế khác, dịch vụ chụp cộng hưởng từ của MEDLATEC chất lượng mà có giá rất phải chăng, thời gian trả kết quả nhanh chóng. Rất nhiều khách hàng đã hài lòng khi chụp MRI tại MEDLATEC và chúng tôi tự tin rằng trong tương lai, MEDLATEC sẽ không ngừng mang tới những dịch vụ chất lượng cho bệnh nhân.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi chụp cộng hưởng từ có hại không cùng nhiều vấn đề khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình chụp MRI hay các dịch vụ khác, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới số Hotline: 1900 565656 để được nhân viên y tế hỗ trợ.