Xuất hiện đau và hạn chế vận động cột sống cổ từ nhiều năm, đặc biệt gần đây bệnh nhân P.V.T (37 tuổi, Hà Nội) thấy đau mỏi vùng cổ, cúi gập cổ hạn chế nên đến khám cơ xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thì phát hiện bị viêm cột sống dính khớp.
Bệnh nhân P.V.T cho biết: Trong gia đình có anh trai gù lưng do viêm cột sống dính khớp. Bản thân bệnh nhân bị viêm dạ dày và từ nhiều năm nay thấy đau, nhưng đợt này đi khám vì xuất hiện cơn đau mỏi vùng cổ và cúi gập cổ hạn chế.
Khám lâm sàng: Thể trạng bệnh nhân gầy, chỉ số khối cơ thể là BMI=18 (bình thường BMI 18.5-24.9). Bệnh nhân hạn chế vận động cột sống cổ, cột sống ngực và thắt lưng qua các chỉ số cằm ức: 3cm, chẩm tường: 0 cm, độ giãn lồng ngực: 2cm, khoảng cách tay đất: 10cm, các khớp không sưng đau, chỉ số BASDAI > 4 (chỉ số bệnh hoạt động).
Hình ảnh chụp X-quang khung chậu bị viêm khớp cùng chậu hai bên giai đoạn 3-4.
Kết quả chụp X-quang khung chậu viêm khớp cùng chậu hai bên giai đoạn 3-4. Xét nghiệm máu: Máu lắng 1 giờ: tăng 20mm (bình thường 2-10mm), máu lắng 2 giờ: tăng 48 mm (bình thường 6-20 mm), CRP: tăng 14.73 mg/l (bình thường 0-5mg/l), HLA-B27 dương tính.
Hỉnh ảnh đo mật xương của bệnh nhân P.V.T
Kết quả đo mật độ xương chẩn đoán bệnh nhân P.V.T bị loãng xương (T-score - 3,8). Vì vậy, chẩn đoán bệnh nhân P.V.T bị viêm cột sống dính khớp thể trục- bệnh hoạt động và loãng xương.
Dưới đây là một số thông tin chia sẻ của TS.BSCKII. Mai Thị Minh Tâm - Chuyên gia Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về bệnh viêm cột sống dính khớp thể trục.
Chẩn đoán sớm bệnh viêm cột sống dính khớp
Bệnh viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm mạn tính. Bệnh thường gặp ở nam giới trẻ tuổi. Bệnh thường khởi phát trước 35 tuổi, chiếm đến 85% trường hợp. Sau nhiều năm tiến triển dẫn đến dính cột sống và dính khớp làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh.
Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp thể trục - bệnh hoạt động, gồm: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, mức độ hoạt động của bệnh, dấu hiệu X quang, xét nghiệm HLA-B27 dương tính và CRP tăng.
Đánh giá tình trạng loãng xương
Vào những năm 2005-2007, lần đầu tại Việt Nam đã chứng minh được rằng có sự mất xương ở bệnh nhân mắc bệnh viêm cột sống dính khớp. Một tình trạng loãng xương ít được chú ý ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Kết quả mật độ xương của bệnh nhân tại cột sống thắt lưng là T-score - 3,8. Ngoài bệnh viêm cột sống dính khớp, bệnh nhân phối hợp loãng xương.
Điều trị viêm cột sống dính khớp
Nhằm mục tiêu lui bệnh, chống viêm, giảm đau và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh trên X quang.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp gồm:
- Điều trị sinh học:
+ Được áp dụng với bệnh viêm cột sống dính khớp - thể hoạt động.
• Bệnh nhân ở giai đoạn bệnh hoạt động, đáp ứng không hiệu quả với điều trị kinh điển và tình trạng bệnh lý dạ dày của bệnh nhân.
• Kết quả sàng lọc viêm gan virus B và C âm tính. Sàng lọc lao tiềm ẩn (Quantiferon - âm tính).
• Lựa chọn thuốc sinh học SIMPONI (golimumab) 50 mg, mỗi tháng tiêm dưới da 1 bút tiêm (Điều trị ngoại trú).
+ Bệnh nhân được đánh giá về mặt lâm sàng và theo dõi các chỉ số xét nghiệm máu trong quá trình điều trị và sau khi ngưng thuốc điều trị.
- Điều trị kết hợp:
+ Bổ sung đủ calci - vitamine D;
+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
+ Tập các bài tập đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm cột sống dính khớp
+ Bơi.
TS.BSCKII. Mai Thị Minh Tâm khuyến cáo: Viêm cột sống dính khớp nếu chẩn đoán muộn và không được điều trị, người bệnh dần dần bị dính khớp - cột sống, tạo tư thế xấu. Giai đoạn cuối của bệnh thường bị gù lưng và ví người bệnh như“không bao giờ nhìn được mặt trời mọc”, vì bệnh nhân không thể ngửa cổ và chỉ nhìn xuống mặt đất. Bởi vậy, việc điều trị sớm các thuốc sinh học (kháng TNFα) là nhằm lui bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh và làm chậm quá trình tiến triển trên X-quang.
Chuyên khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện hội tụ được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng những thế mạnh về cơ sở vật chất tốt và trang thiết bị hiện đại nên có điều kiện phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa như:
- Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nội khoa cơ xương khớp thường gặp;
- Thực hiện các thủ thuật: Tiêm khớp, hút dịch khớp, tiêm các điểm bám gân, tiêm ngoài mang cứng, tiêm chất nhờn tại khớp,...
- Điều trị loãng xương bằng thuốc Aclasta truyền tĩnh mạch 1 năm/ 1 lần, nhằm hạn chế việc bệnh nhân loãng xương phải uống thuốc chống loãng xương hàng tuần, hạn chế quên thuốc và đặc biệt tránh các tác dụng phụ như trào ngược dạ dày - thực quản.
Bên cạnh đó, đến MEDLATEC khách hàng còn hài lòng bởi quy trình khám nhanh gọn, thông tin khám được lưu trữ trong hồ sơ bệnh án điện tử, cán bộ tiếp đón hướng dẫn tận tâm, thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật,...
|