Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sẽ bị cấm sử dụng | Medlatec

Chất béo chuyển hóa trong thực phẩm sẽ bị cấm sử dụng

Ngày 02/07/2015 Loan Nguyễn

Trans fat hay chất béo chuyển hóa được xem là loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại có thể sẽ sớm bị loại bỏ hẳn khỏi nguồn cung thực phẩm tại Mỹ sau thông báo từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).



Chất béo 
chuyển hóa có hại cho sức khỏe có thể sẽ sớm bị cấm hẳn khỏi nguồn cung thực phẩm tại Mỹ sau thông báo từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). FDA cho biết, loại bỏ chất béo chuyển hóa giúp ngăn chặn hơn 20.000 ca đau tim và 7.000 trường hợp tử vong do bệnh tim mỗi năm.

Hầu hết các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm bắt nguồn từ các loại dầu hydro hóa một phần. Đến nay, FDA đã chỉ định những lại dầu này “được công nhận là an toàn” vì thế, cho phép các nhà sản xuất sử dụng loại dầu này mà không cần sự chấp thuận trước của FDA. Tuy nhiên, theo luật mới được đề ra, FDA sẽ phân loại các loại dầu hydro hóa một phần là một loại chất phụ gia thực phẩm. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải được sự chấp thuận của FDA trước khi sử dụng loại dầu này vào sản xuất sản phẩm.

Ông Jim O'Hara, Giám đốc Khoa nâng cao sức khỏe thuộc Trung tâm Khoa học vì lợi ích cộng đồng cho biết “Đây sẽ là một thắng lợi lớn trong việc nâng sức khỏe cộng đồng. Đã đến lúc để loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực phẩm”. Trung tâm này 9 năm trước cũng đã kiến nghị FDA cấm sử dụng chất béo chuyển hóa trong thực phẩm.


Bệnh tim, đột quỵ giảm khi giảm hoặc cấm sử dụng chất béo chuyển hóa trong thực phẩm

Các nhà sản xuất sử dụng loại dầu hydro hóa một phần nhằm giữ cho thực phẩm để được lâu hơn, trông đẹp mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn, theo FDA. Chúng  được tạo ra bằng cách cho thêm hydro vào dầu thực vật để cho đặc hơn, rắn hơn. Loại dầu này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến như bánh nướng, bánh quy; bột kem làm từ bở, bắp rang trong lò vi sóng, pizza đông lạnh, bơ thực vật, khoai tây chiên, gà chiên, thịt chiên…

Sonya Angelone, chuyên gia dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn (Academy of Nutrition and Dietetics) tại San Francisco cho biết, chất béo chuyển hóa gây hại hơn chất béo bão hòa có nguồn gốc từ các loại thịt động vật, thịt gia cầm, hải sản, trứng, các sản phẩm sữa, mỡ heo và bơ, dầu dừa, dầu cọ và dầu của các cây miền nhiệt đới… bởi nó có thể làm tăng cholesterol “xấu” và giảm cholesterol “tốt”, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim.

"Chất béo chuyển hóa không hề tốt đối với sức khỏe của chúng ta nhưng chúng là có trong rất nhiều thực phẩm con người vẫn ăn hàng ngày. Nếu loại bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi thực phẩm, nguy cơ mắc bệnh tim hay đột quỵ sẽ giảm đáng kể”, Angelone nói thêm.

Nguồn: vietq.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp