Chàm sữa thường ghé thăm trẻ sơ sinh, tái diễn liên tục gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Điều đáng nói là hầu hết cha mẹ không biết vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa nên gặp khó khăn khi giúp trẻ vượt qua bệnh lý này.
13/05/2021 | Bệnh chàm sữa là gì - tất tần tật điều mẹ nên biết khi con bị chàm sữa 13/05/2021 | Chỉ điểm chính xác dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
1. Lý giải nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa
1.1. Quá trình xuất hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, chàm sữa dễ xuất hiện ngay từ những tháng đầu đời. Ban đầu nó chủ yếu ở trên mặt sau đó dễ lan ra tứ chi và nhiều vị trí khác trên cơ thể trẻ. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường khỏi rồi lại dễ dàng tái phát. Giữa các đợt bệnh bùng phát, da thường dày lên và khô hơn. Nếu được chăm sóc da đúng cách thì da trẻ sẽ trở lại bình thường.
Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch là một trong những lí do vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa
Muốn biết vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa cha mẹ nên hiểu cơ chế hình thành bệnh lý này. Hiểu đơn giản thì chàm sữa kết quả của sự hư tổn hàng rào da. Đây là lớp ngoài cùng của da vừa có vai trò như tấm lá chắn bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu vừa ngăn nước bên trong da bốc hơi ra ngoài để giữ ẩm cho da.
Do lớp hàng rào bảo vệ da bị hư tổn nên nước bốc hơi ra ngoài quá mức khiến da bị khô và bong tróc. Mặt khác cũng vì lí do này mà các chất gây kích ứng bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào trong gây ngứa và viêm, đỏ da từ đó sinh ra chàm sữa.
1.2. Lý do trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa
Có rất nhiều lý do để giải thích cho băn khoăn vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa, trong đó phổ biến nhất phải kể đến:
- Di truyền: trẻ bị di truyền từ dòng họ, cha mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, mề đay,...
- Môi trường: điều này dễ xảy ra ở những trẻ sơ sinh khoảng vài ngày tuổi cho đến 2 tháng tuổi. Khi môi trường có sự thay đổi đột ngột, ô nhiễm, thiếu độ ẩm thì trẻ rất dễ bị chàm sữa.
- Đồ ăn từ người mẹ cho con bú dễ gây kích ứng da hoặc trẻ uống sữa công thức quá giàu đạm.
- Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch: chế độ sinh hoạt không hợp lý dẫn khiến cho chức năng hệ thống miễn dịch của trẻ bị rối loạn. Kết quả là hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại bị mất dần tác dụng, xảy ra hiện tượng mất nước ở da.
- Bản thân trẻ có làn da khô nhạy cảm và hệ miễn dịch kém.
- Da của trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây kích ứng có trong sữa tắm, bụi nhà, lông động vật,...
- Quá trình thai nghén trẻ mẹ phải chịu rất nhiều căng thẳng.
2. Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh - cách chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ
2.1 Chăm sóc làn da trẻ sơ sinh bị chàm
Từ lý giải vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa trên đây có thể thấy muốn đạt hiệu quả trong việc chăm sóc, điều trị cho trẻ bị bệnh lý này cha mẹ cần:
- Vệ sinh da đúng cách
+ Tắm đều đặn mỗi ngày cho trẻ bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa ngáy và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn da. Mỗi lần tắm không nên kéo dài quá 10 phút và không chà xát vào vùng da đang bị chàm sữa vì nó dễ khiến làm xước da dẫn đến nhiễm khuẩn. Sau khi tắm xong hãy dùng khăn bông sạch thấm thấm thật khô nước bám trên da bé.
Dưỡng ẩm đều đặn giúp chàm sữa ở trẻ sơ sinh mau khỏi và hạn chế tái phát
+ Giữ người bé thường xuyên khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều vì dễ gây ẩm ướt khó chịu.
+ Thay bỉm thường xuyên để tránh tình trạng ẩm ướt quá lâu làm da bị kích ứng, chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn.
+ Dùng sữa tắm riêng cho trẻ bị chàm: chọn loại sữa tắm dịu nhẹ không chứa chất tẩy rửa làm kích ứng da.
- Dưỡng ẩm làm mềm da đều đặn mỗi ngày
Như đã giải thích vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa ở trên, nguyên nhân chính là do lớp hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, vì thế dưỡng ẩm tốt được xem là biện pháp trị liệu chủ chốt đối với những trẻ sơ sinh bị chàm sữa. Nó giúp bù nước cho hàng bảo vệ tự nhiên của cơ thể đang bị rối loạn. Kem dưỡng ẩm không chỉ ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da mà còn cung cấp độ ẩm để da không bị khô, bóc vảy, hạn chế nguy cơ chàm sữa tái phát.
Thời điểm thích hợp để bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ là sau khi trẻ được tắm xong. Lúc này bề mặt da đã được làm sạch và có độ ẩm cao nên dễ thẩm thấu hơn nhiều. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dưỡng ẩm cho da trẻ trẻ ít nhất 2 lần/ngày trong đó chớ quên thời điểm trước khi trẻ đi ngủ. Để chắc chắn hơn về hiệu quả dùng kem dưỡng ẩm cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại kem phù hợp với trẻ.
Không cho trẻ dùng các bề mặt dễ bám mạt bụi để phòng ngừa chàm sữa
- Dùng thuốc bôi corticoid
Thuốc bôi ngoài da chứa thành phần corticoid có tác dụng kháng viêm chỉ nên được thoa một lần/ngày và chỉ nên điều trị 5 - 7 ngày khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng loại thuốc này vì da của trẻ sơ sinh còn rất mỏng, kết cấu chưa vững chắc nên dễ bị mất sắc tố, teo da, hoặc suy tuyến thượng thận. Nếu thấy không cần thiết, bác sĩ sẽ kê dùng một loại kem bôi kháng viêm không chứa corticosteroid.
2.2. Giúp trẻ phòng ngừa bệnh chàm sữa
Để phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh cha mẹ không được chủ quan mà quên đi các tác nhân gây bệnh như đã phân tích ở trên. Cụ thể hơn, cha mẹ cần:
- Tiệt trùng các loại vải dễ gây kích ứng da như len, polyester.
- Không để trẻ tiếp xúc với lông động vật hoặc các bề mặt dễ bám mạt bụi.
- Mẹ đang cho trẻ bú không nên ăn thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, trứng, sữa, chế phẩm làm từ sữa, thịt bò,...
- Giữ môi trường sống của trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ, không quá nóng hay quá lạnh, không thiếu ẩm.
- Tránh để da trẻ phải tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng có trong sữa tắm, xà phòng giặt.
Khi biết được vì sao trẻ sơ sinh hay bị bệnh chàm sữa tức là cha mẹ đã nắm được nguồn cơn của bệnh. Nhờ điều ấy mà cha mẹ biết lựa chọn cách làm đúng để giúp cho làn da của con mình luôn được bảo vệ tốt nhất. Trường hợp gặp khó khăn trong việc chăm sóc, xử lý chàm sữa ở trẻ, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 để có được sự hỗ trợ y tế hiệu quả.