Cha mẹ nên biết: nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu | Medlatec

Cha mẹ nên biết: nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu

Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở sức khỏe của trẻ luôn là nỗi lo của mọi bậc làm cha làm mẹ. Vì thế, cha mẹ nên biết nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu để sớm nhận ra và giúp trẻ xử lý kịp thời các vấn đề về hô hấp, ngăn chặn những hệ lụy không đáng có đối với trẻ.


04/10/2021 | Cẩm nang chăm sóc con yêu: nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào
11/09/2021 | Biểu hiện khi trẻ bị viêm đường hô hấp và cách phòng ngừa
19/08/2021 | Xử trí đúng cách và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp

1. Nhịp thở của trẻ sơ sinh không giống như người lớn

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định nên với những người làm cha làm mẹ lần đầu sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng. Không những thế, có những trẻ còn thở nhanh, giữa các nhịp thở có quãng dừng lâu hoặc khi thở trẻ phát ra các âm thanh bất thường. 

Cấu tạo sinh lý cơ thể của trẻ không giống với người lớn nên nhịp thở của trẻ cũng có sự khác biệt:

nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu

Trẻ sơ sinh thường thở bằng đường mũi

- Trẻ thường thở bằng đường mũi nhiều hơn so với đường miệng.

- Đường thở của trẻ nhỏ hơn so với người lớn nên cũng dễ bị cản trở hơn.

- So với người lớn thì thành ngực của trẻ cũng mềm hơn.

- Hệ thống hô hấp ở trẻ chưa phát triển đầy đủ và trẻ còn phải học cách vận hành phổi và các bộ phận khác trong đường hô hấp.

Chính những điều này khiến cho hơi thở, nhịp thở của trẻ không giống với người lớn. Vì thế cha mẹ không nên so sánh nhịp thở của trẻ với nhịp thở của mình.

2. Nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu

2.1. Nhịp thở của trẻ sơ sinh thế nào được xem là bình thường

Cũng chính vì không biết được nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu nên nhiều cha mẹ nhận diện sai về thở nhanh, thở chậm. Thường thì, nhịp thở của trẻ sơ sinh là 30 - 60 nhịp/phút. Trong lúc ngủ, nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể chậm hơn chỉ vào khoảng 20 nhịp/phút. Những trẻ đã được 6 tháng thì nhịp thở có thể đạt được 25 - 40 nhịp/phút.

Trẻ có chu kỳ hít vào và thở ra. Giữa các nhịp thở trẻ có thể dừng 5 giây hoặc hơn. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và sẽ dần thay đổi cùng với quá trình lớn lên của trẻ.

2.2. Cách kiểm tra nhịp thở của trẻ sơ sinh

Khi đã biết được nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu, cha mẹ có thể kiểm tra tiếng thở của con mình bằng cách:

- Nghe: đặt tai của cha mẹ ở cạnh mũi hoặc miệng của trẻ và lắng nghe âm thanh trẻ thở.

- Nhìn: đưa mắt của cha mẹ nằm ngang bằng ngực trẻ rồi từ từ theo dõi các chuyển động lên xuống theo nhịp hít thở của trẻ.

- Cảm giác: đưa má áp vào cạnh miệng và mũi rồi từ từ cảm nhận hơi thở của con.

Cha mẹ nên kiểm tra xem nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu để phát hiện các bất thường hô hấp ở trẻ

Cha mẹ nên kiểm tra xem nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu để phát hiện các bất thường hô hấp ở trẻ

Muốn đếm được nhịp thở của trẻ một cách chính xác nhất cha mẹ nên chọn thời điểm trẻ đã ngủ hoặc đang nằm yên. Lúc này hãy hãy vén áo trẻ lên để nhìn rõ phần bụng và ngực sau đó nhìn vào vùng này để đếm trong 1 phút. Mỗi lần trẻ hít vào rồi thở ra sẽ được tính là 1 nhịp thở. Do nhịp thở của trẻ sơ sinh không đều nên muốn có được thông số chính xác, cha mẹ nên đếm lại khoảng 2 - 3 lần.

Từ nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu được chia sẻ ở trên, dựa vào độ tuổi, có thể suy ra trẻ được xem là thở nhanh khi:

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở bằng hoặc trên 60 lần/phút.

- Trẻ 2 - 12 tháng tuổi: nhịp thở bằng hoặc trên 50 lần/phút.

- Trẻ 1 - 5 tuổi: nhịp thở bằng hoặc trên 40 lần/phút.

Những trẻ có nhịp thở nhanh đều cần được theo dõi sát, đếm đi đếm lại nhiều lần, nếu không trở lại bình thường thì cần đưa đến bệnh viện để thăm khám, tìm nguyên nhân để có biện pháp điều trị hiệu quả.

2.3. Ý nghĩa tiếng thở của trẻ

Những trẻ có sức khỏe bình thường thì khi dựa trên thông số nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu cha mẹ cũng không cần lo lắng đến tiếng thở của trẻ. Mặt khác, những trẻ như vậy thì cha mẹ cũng không nghe thấy tiếng trẻ thở vào, thở ra. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp thì tiếng thở sẽ có sự bất thường, cụ thể như sau:

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện ra các bất thường về nhịp thở

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi phát hiện ra các bất thường về nhịp thở

- Thở rên: tiếng thở phát ra luôn trong thì thở ra và ngắn. Chỉ cần ghé sát tai vào miệng trẻ là cha mẹ có thể nghe được. Tiếng thở này thường có ở những trẻ bị viêm phổi nặng. Do phổi có xu hướng xẹp lại khi mắc bệnh lý này nên để chống lại tình trạng xẹp, phổi của trẻ sẽ phải đóng nắp thanh quản lại ở cuối thì thở ra để cố gắng giữ lại thể tích cặn chức năng.

- Thở rít: đây là tiếng thở phát ra ở thì thở vào, dễ dàng nghe thấy khi đưa tai áp vào miệng trẻ. Âm thanh này chủ yếu có trong các bệnh hẹp đường thở trên do: dị vật ở đường thở, mềm sụn thanh quản, viêm thanh quản,...

- Thở khò khè: âm thanh này phát ra ở thì thở ra, cha mẹ có thể nghe được khi ghé sát tai mình vào miệng trẻ. Nguyên nhân sinh ra tiếng khò khè là do đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn. Các bệnh lý như: hen, viêm tiểu phế quản, phế quản bị chèn ép do dị dạng mạch máu hoặc có khối u,... chính là tác nhân gây ra tiếng thở khò khè. 

Cha mẹ không nên nhầm lẫn với tiếng thở khụt khịt khi trẻ bị tắc mũi vì có đọng đờm dãi ứ ở mũi họng. Âm thanh của tiếng thở khụt khịt do đờm dãi ứ đọng thường phát ra ở cả thì hít vào và thở ra, khi dịch ở mũi họng được hút sạch thì nó cũng sẽ biến mất.

Nếu quan sát thấy trẻ có tiếng thở rên, tím tái, bỏ bú, phập phồng cánh mũi, gật gù đầu theo nhịp thở, lồng ngực rút lõm,... thì chứng tỏ trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, nhu mô phổi bị tổn thương nên cha mẹ cần nhanh chóng đưa con mình đến cơ sở y tế.

2.4. Những trường hợp bất thường về nhịp thở cần được chú ý

Tuy nhịp thở của trẻ không đều như người lớn nhưng nó vẫn có chu kỳ. Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì nó là bất thường và trẻ cần được bác sĩ thăm khám ngay:

- Trẻ sơ sinh có nhịp thở trên 60 lần/phút.

- Khi thở trẻ hay gằn mình.

- Mỗi khi hít vào lỗ mũi trẻ sẽ phình ra tức là trẻ đang phải gắng sức để thở.

- Trẻ ho khan kèm thở rít.

- Khi trẻ thở, cơ bụng co thắt lâu hơn so với bình thường.

- Trẻ có hiện tượng bị ngưng thở trên 10 giây.

- Vùng da xung quanh trán, môi, mũi của trẻ tím tái hoặc xanh. 

Các bệnh đường hô hấp rất dễ ghé thăm trẻ sơ sinh vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng cũng còn yếu. Do đó, biết được nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu để theo dõi sẽ giúp cha mẹ chủ động phát hiện được các bất thường ở con mình từ đó sớm giúp trẻ tìm cách xử trí để an toàn cho sức khỏe.

Mọi hỗ trợ về y tế liên quan đến việc chăm sóc trẻ tại nhà hay vấn đề về đường hô hấp, cha mẹ đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 1900565656. Tại đây, các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ cùng cha mẹ những thông tin phù hợp và hữu ích cho sức khỏe của trẻ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp