Tinh hoàn là bộ phận quan trọng của hệ sinh dục nam giới, nơi chịu trách nghiệm sản xuất tinh trùng mang thông tin di truyền và sản sinh nội tiết tố testosterone. Nam giới có thể chỉ có 1 bên tinh hoàn do teo, dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương, cắt bỏ trong điều trị. Với vai trò quan trọng như vậy, nhiều nam giới lo lắng cắt bỏ một bên tinh hoàn có thể sinh con hay không?
23/03/2021 | Tinh hoàn lạc chỗ có thể sinh con được không và cách điều trị 19/03/2021 | Những điều cần biết về tình trạng đau một bên tinh hoàn 12/03/2021 | Giúp nam giới giải đáp thắc mắc: Đau tinh hoàn có nguy hiểm không?
1. Thắc mắc thầm kín: Cắt bỏ một bên tinh hoàn có thể sinh con không?
Thực tế, mỗi lần xuất tinh của nam giới mang theo số lượng vô cùng lớn tinh trùng. Dù số lượng lớn như vậy nhưng chỉ cần một con tinh trùng bơi đến trứng và thụ tinh thành công cho một quả trứng là người phụ nữ đã có thể mang thai và sinh con. Cấu tạo bình thường của bộ phận sinh dục nam là gồm 2 tinh hoàn, nơi sản xuất tinh trùng và testosterone.
Nam giới khỏe mạnh sẽ có 2 tinh hoàn đối xứng hai bên
Trong các trường hợp dị tật bẩm sinh, chấn thương hoặc phẫu thuật khiến nam giới mất đi 1 bên tinh hoàn. Vậy cắt bỏ một bên tinh hoàn có thể sinh con không? Câu trả lời là có, họ vẫn hoàn toàn có thể sinh con nếu bên tinh hoàn còn lại vẫn tạo ra được tinh trùng khỏe mạnh với lượng cần thiết.
Rất nhiều trường hợp nam giới chỉ có 1 bên tinh hoàn nhưng vẫn có tình trạng sức khỏe bình thường và họ vẫn có những đứa con khỏe mạnh. Song nếu bên tinh hoàn còn lại cũng bất thường, mắc bệnh lý hoặc khả năng sản sinh tinh trùng kém thì khả năng sinh sản của nam giới cũng bị ảnh hưởng.
Để kiểm tra bản thân khi cắt bỏ một bên tinh hoàn có thể sinh con không, nam giới nên tới khám trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín chuyên nam khoa. Tại đây, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ và thông qua các chỉ số đánh giá như: số lượng, chất lượng tinh trùng, khả năng di chuyển,… bác sĩ mới trả lời chính xác bạn có khả năng sinh con hay không và nếu có thì khả năng sinh con là bao nhiêu phần trăm.
Tinh hoàn là nơi sản sinh tinh trùng và hormone testosterone
2. Cắt bỏ một bên tinh hoàn ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản?
Dĩ nhiên khi mất đi một bên tinh hoàn, khả năng sản sinh tinh trùng cũng như testosterone sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Khi không cung cấp đủ testosterone, sức khỏe nam giới sẽ bị ảnh hưởng như:
-
Suy giảm ham muốn tình dục.
-
Rối loạn chức năng cương dương.
-
Thay đổi các đặc tính giới tính.
Những rối loạn này cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh con của nam giới. Song có thể khắc phục được bằng việc bổ sung testosterone từ thuốc hoặc dạng bôi. Về ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng sản sinh, phải thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ mới kết luận chính xác về sức khỏe sinh sản sau khi cắt bỏ tinh hoàn của người bệnh.
Nếu nguyên nhân cắt bỏ tinh hoàn do bệnh lý như: xoắn tinh hoàn, ung thư, hoại tử,… nguy cơ ảnh hưởng đến bên tinh hoàn còn lại thì chức năng sinh sản cũng thường bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nam giới từng phẫu thuật cũng gặp nhiều áp lực tâm lý, e ngại hơn trong tìm bạn đời và lập gia đình.
Nam giới vẫn có thể sinh con sau phẫu thuật cắt bỏ 1 bên tinh hoàn
3. Giải đáp thắc mắc khác liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ 1 bên tinh hoàn
Hầu hết nam giới chưa hiểu rõ về phẫu thuật cắt bỏ 1 bên tinh hoàn và cho rằng đây là phẫu thuật lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Cùng tìm hiểu về phẫu thuật này để có chuẩn bị tâm lý tốt hơn nếu không may phải thực hiện để điều trị bệnh.
3.1. Các trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ 1 bên tinh hoàn?
Không ai mong muốn bị cắt bỏ 1 bên tinh hoàn nếu không phải trong trường hợp bắt buộc. Do đó nếu có chỉ định, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn nguyên nhân, quá trình và ảnh hưởng sau phẫu thuật.
Cụ thể, các trường hợp thường chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bao gồm:
-
Khi một bên tinh hoàn không còn khả năng sản xuất testosterone.
-
Khu ung thư tinh hoàn khiến một bên không còn chức năng nữa.
-
Làm chậm và ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư.
-
Một bên tinh hoàn bị hoại tử do chấn thương hoặc bệnh lý cần cắt bỏ để ngăn sự lây lan.
Phẫu thuật này thường gây gánh nặng tâm lý lớn cho nam giới, do đó hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn thắc mắc hoặc gặp khó khăn.
3.2. Chuẩn bị gì cho phẫu thuật cắt bỏ 1 bên tinh hoàn?
Trước khi cắt bỏ tinh hoàn, nam giới cần thực hiện nhiều xét nghiệm y tế để đảm bảo tình trạng sức khỏe đáp ứng được phẫu thuật. Cụ thể, các xét nghiệm cần thực hiện gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, xét nghiệm hình ảnh,…
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn thường dùng trong điều trị ung thư tinh hoàn
Cùng với đó, bệnh nhân cần chuẩn bị trong thời gian khá dài với việc sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung cần thiết. Nếu bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng, cần điều trị trước khi chỉ định phẫu thuật.
Một số thuốc có thể ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ biến chứng phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng thuốc trong khoảng thời gian nhất định.
3.3. Làm gì nếu phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn làm mất khả năng sinh con?
Hầu hết nam giới sau cắt bỏ 1 bên tinh hoàn vẫn có khả năng sinh con song tỉ lệ thấp đi. Nếu tỉ lệ sinh con thành công quá thấp hoặc một bên tinh hoàn không cắt có dấu hiệu bất thường, khả năng sản sinh tinh trùng kém thì bệnh nhân nên nghĩ đến phương án dự trữ tinh trùng. Tinh trùng dự trữ này được dùng trong các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để nam giới vẫn có thể sinh con.
3.4. Chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật như thế nào?
Đây là một phẫu thuật lớn và cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi tốt nên bệnh nhân cần nằm tại bệnh viện vài ngày. Nếu không có biến chứng gì và khả năng phục hồi tốt, bệnh nhân có thể tiếp tục theo dõi tại nhà kết hợp với dùng thuốc nếu cần thiết. Bạn cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng, nhanh phục hồi sau phẫu thuật, bao gồm:
-
Uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn.
-
Dùng túi nước đá chườm lên vết mổ hoặc vùng da bìu để giảm đau.
-
Dùng đồ lót đặc biệt để giảm sưng, nâng đỡ túi bìu sau phẫu thuật.
-
Ngưng tắm và vệ sinh theo hướng dẫn để không gây nhiễm trùng vết mổ, tạo điều kiện cho tổn thương sau phẫu thuật phục hồi tốt hơn.
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn, kiêng quan hệ tình dục, bê vác vật nặng hoặc tập thể dục quá mức sau phẫu thuật.
Chăm sóc tốt giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ một bên tinh toàn có thể sinh con, song khả năng sinh con còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh nhân nên làm xét nghiệm tinh dịch đồ và các xét nghiệm chẩn đoán khác để đánh giá khả năng sinh sản, từ đó có kế hoạch sinh con tốt hơn.