Cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán tình trạng bệnh nhân qua hình ảnh mang lại độ chính xác cao nhất hiện nay. Tuy vậy khi chụp cộng hưởng từ cho trẻ em cần lưu ý một số điều nhất định khác với người lớn, MEDLATEC sẽ giới thiệu cho bạn qua bài viết dưới đây.
1. Có thể phát hiện bệnh gì bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp sử dụng sóng radio hoặc từ trường để tác động nguyên tử Hidro trong cơ thể phóng ra năng lượng RF. Căn cứ vào quá trình này mà người ta xây dựng hình ảnh dựa trên tín hiệu sóng. Nhờ vậy phương pháp này có thể chẩn đoán tất cả các khu vực trên cơ thể, đặc biệt sử dụng nhiều cho các bộ phận như não, cột sống, xương khớp, tim mạch,....
Một số chứng bệnh về não có thể phát hiện bằng chụp MRI
-
Phát hiện ngay các chứng bệnh như xuất huyết hay phù não.
-
Phát hiện khối u hoặc cấu trúc bất thường của não bộ.
-
Xác định những chấn thương liên quan đến mạch máu não, động tĩnh mạch não.
-
Dựa trên hình ảnh chụp nhu mô não mà bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh về tuyến yên hoặc thân não.
Chụp cộng hưởng từ não bộ
Một số bệnh về xương khớp
-
Đánh giá chính xác khả năng hoạt động của xương khớp ở tất cả các vùng trên cơ thể.
-
Phát hiện các chứng bệnh liên quan đến tổn thương sụn, dây chằng, gân, cơ hoặc tổ chức phần mềm xung quanh.
Một số bệnh về cột sống
-
Một số chứng bệnh về gai cột sống, cong vẹo cột sống.
-
Thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
Chụp cộng hưởng từ cột sống
Bệnh ung thư
-
Độ phân giải hình ảnh của phương pháp chụp MRI cao cho nên có thể tái tạo mô hình 3D phát hiện khả năng tổn thương của các tế bào dễ dàng hơn. Khi phát hiện được thay đổi có thể đánh giá các chức năng mà phát hiện được bệnh ung thư sớm hơn.
-
Ngoài ra khi sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI còn phát hiện được đây là khối u lành tính hay ác tính, có di căn hay không. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để có thể lên phác đồ điều trị một cách hợp lý nhất.
2. Một số ưu điểm khi chụp cộng hưởng từ với trẻ em
2.1. Một số ưu điểm của phương pháp
- Trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia bức xạ của các phương pháp như chụp X - quang hoặc chụp cắt lớp.
- Sau quá trình chụp trẻ sẽ không bị ảnh hưởng đến quá trình sinh học của cơ thể.
- Hình ảnh chụp bằng cộng hưởng từ cắt nhiều mặt phẳng, do vậy hình thành được ảnh 3D rất dễ trong việc chẩn đoán.
- Sử dụng chất tương phản sẽ không gây tác dụng phụ.
- Thời gian chụp nhanh chóng, đời máy càng cao thì giảm tiếng ồn càng tốt.
Chụp cộng hưởng từ cho trẻ em có nhiều ưu điểm
2.2 Chụp MRI cho trẻ em có gì khác so với các đối tượng khác
Muốn chụp và chẩn đoán thì người bệnh cần nằm trong lồng chụp kín khoảng thời gian từ 15 phút đến 1 tiếng. Đối với người bình thường chụp cộng hưởng từ đã gây không ít khó khăn do thời gian nằm yên quá lâu, do vậy việc chụp MRI đối với trẻ em lại càng khó khăn.
Vốn tính trẻ con đã hiếu động thì việc nằm im trong khoảng thời gian dài như vậy là điều không thể. Để khắc phục điều này quy định nhà nước và bộ y tế chấp nhận cho sử dụng sự can thiệp của gây mê. Đây chính là đặc điểm khác nhau khi chụp cộng hưởng từ trẻ em với người lớn.
Lưu ý quan trọng nhất trong vấn đề này chính là việc nhịn ăn trước khi chụp.
Bạn nên lưu ý cho trẻ nhịn ăn trước 6 tiếng để có được kết quả chụp tốt nhất, sau đó lại ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng lồng kính do vậy rất gây cản trở cho trẻ có triệu chứng tự kỷ hoặc hạn chế ngôn ngữ. Trong trường hợp này cần sử dụng thuốc hoặc có các biện pháp trấn an tinh thần để đảm bảo cho quá trình chụp diễn ra suôn sẻ.
Trẻ cần nhịn ăn trước khi chụp cộng hưởng từ
Đây là phương pháp mà nhóm nghiên cứu tại đại học Brigham Young và Utah đã chụp thành công cho nhóm trẻ tự kỷ. Mục đích của phương pháp là nghiên cứu não bộ của trẻ tự kỷ trong hai trạng thái tỉnh táo và hoạt động. Nhờ đó họ có chia sẻ một số kinh nghiệm như sau
-
Cho trẻ xem đi xem lại quá trình chụp MRI theo từng bước cụ thể cho trẻ tại nhà nhiều lần để tạo thói quen và không bị bỡ ngỡ.
-
Cung cấp file âm thanh của máy cộng hưởng từ phát ra để trẻ làm quen trước. Điều này giúp trẻ quen được với âm thành này khi chụp với thực tế tại phòng khám.
-
Sau khi làm quen tại nhà, hãy cho trẻ thử bấm nút điều khiển lên xuống tại phòng khám, điều này giúp trẻ thích nghi được trước môi trường.
-
Khi bước vào giai đoạn chụp thật bác sĩ có trách nhiệm ở bên cạnh nắm tay và động viên đứa trẻ, quan trọng nhất là nhắc đứa trẻ không được cử động để quá trình chụp diễn ra được hoàn hảo nhất.
Sau khi thử nghiệm các bước trên thì thật bất ngờ rằng có thể chụp thành công MRI cho trẻ bị tự kỷ. Sau khi thu thập được dữ liệu hình ảnh não bộ của nhóm trẻ tự kỷ, nhóm nghiên cứu đem ra phân tích đánh giá so với nhóm trẻ bình thường, nhóm trẻ hạn chế ngôn ngữ.
Kết quả nhận thấy nhóm trẻ hạn chế ngôn ngữ não không hoạt động đồng bộ làm giảm sự tương tác giữa hai bán cầu não. Tuy nhiên mức độ hoạt động kết nối hệ thống não bộ của nhóm trẻ bị hạn chế ngôn ngữ lại cao hơn nhóm trẻ bình thường. Tức là nhóm trẻ hạn chế ngôn ngữ có mức độ tập trung khác thường lúc cao lúc thấp và não bộ cũng sẽ hoạt động theo đúng tình trạng thay đổi đó.
Đối với những thành công bước đầu mà nhóm nghiên cứu này đã thực hiện để chụp cộng hưởng từ MRI cho trẻ tự ỷ đã mở ra hy vọng to lớn về việc điều trị căn bệnh này trong tương lai.
Để chụp cộng hưởng từ cho trẻ em tuyệt đối phải được sự đồng ý của bác sĩ, ngoài ra cần có sự can thiệp của thuốc gây mê và trẻ phải nhịn ăn trong vòng 6 tiếng trước khi chụp để có kết quả chụp tốt nhất.
Nếu vấn đề gì thắc mắc về vấn đề chụp cộng hưởng từ thì hãy liên hệ với MEDLATEC để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.