Cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát để có kết quả đúng? | Medlatec

Cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát để có kết quả đúng?

Khám sức khỏe tổng quát là việc được khuyến cáo nên thực hiện định kỳ để đánh giá đúng về tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm bệnh tật hoặc yếu tố nguy cơ để có biện pháp xử lý kịp thời. Lời khuyên về vấn đề kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những việc làm dễ khiến cho kết quả xét nghiệm bị sai lệch.


18/06/2022 | Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần mới tốt?
24/05/2022 | Khám sức khỏe sổ hồng là gì? Nên khám ở đâu nhanh chóng, chất lượng?

1. Khám sức khỏe tổng quát là làm gì?

Khám sức khỏe tổng quát là một quá trình kiểm tra được tiến hành với nhiều bộ phận trên cơ thể để phát hiện sớm các bất thường cũng như yếu tố gây bệnh từ đó kịp thời đưa ra phương án điều trị phù hợp. Thời gian khám sức khỏe tổng quát tốt nhất được khuyến cáo là 6 tháng - 1 năm/lần. Tuy nhiên, khoảng thời gian này cũng có sự khác nhau ở mỗi độ tuổi, từng trường hợp cụ thể.

Một số hạng mục có trong gói khám sức khỏe tổng quát cơ bản

Một số hạng mục có trong gói khám sức khỏe tổng quát cơ bản

Thường thì các hạng mục khám sức khỏe tổng quát cơ bản sẽ gồm có:

- Khám nội tổng quát để có đánh giá về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, tim mạch,...

- Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI.

- Xét nghiệm máu với việc phân tích mỡ máu, đường máu, viêm gan, chức năng thận, tiết niệu,... và phát hiện sớm bệnh truyền nhiễm.

- Siêu âm bụng, tuyến tiền liệt, tuyến giáp,...

- Soi cổ tử cung ở phụ nữ đã lập gia đình.

- Đo loãng xương với bệnh nhân từ 50 tuổi trở đi.

- Chụp X-quang ngực.

- Khám cơ quan hô hấp trên.

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Điện tâm đồ.

- Điện não đồ.

Thực tế cho thấy rất nhiều người biết được kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát nên không có hành động tác động làm cho kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà từ kết quả xét nghiệm có thể thấy được mầm bệnh tiềm ẩn nhờ đó mà giảm nguy cơ tái phát bệnh, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

2. Cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát để có kết quả đúng?

2.1. Một số điều cần kiêng trước khi khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm quá trình thăm khám trải qua nhiều bước và nhiều hạng mục kiểm tra khác nhau. Mỗi hạng mục này đều có những lưu ý riêng biệt cần được ghi nhớ để tuân thủ. Có những loại xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn nhưng lại có xét nghiệm cần phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Có những xét nghiệm cần kiêng một số loại thực phẩm nhưng lại có xét nghiệm vẫn được ăn uống bình thường. Vì thế, biết được cần kiêng gì trước khi đi khám sức khỏe tổng quát thì sẽ tránh được những việc làm ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm.

 Bác sĩ chia sẻ để khách hàng biết được cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát

Bác sĩ chia sẻ để khách hàng biết được cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát

Nhìn chung, dù là thực hiện xét nghiệm gì để phục vụ cho việc khám sức khỏe thì trước khi lấy mẫu xét nghiệm cũng nên kiêng những yếu tố sau:

- Các loại đồ uống có chứa chất kích thích và cồn.

- Không ăn thực phẩm có quá nhiều chất béo.

- Không dùng các loại thực phẩm có quá nhiều đường.

2.2. Những lưu ý chung trước khi thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát

Ngoài những yếu tố cần kiêng trên đây thì trước khi khám sức khỏe tổng quát cũng nên lưu ý:

- Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân quan trọng, các kết quả xét nghiệm và kết quả khám trước đó, các đơn thuốc đang dùng.

- Có một số loại xét nghiệm không cần nhịn đói trước khi lấy mẫu xét nghiệm như: kiểm tra sắt, GGT,...

- Với những người có vấn đề về thị lực thì khi đi khám sức khỏe tổng quát không nên dùng kính áp tròng.

- Trước khi thực hiện các loại siêu âm phần phụ, siêu âm bụng, nên uống thật nhiều nước và nhịn tiểu 1 giờ.

- Người mắc bệnh đái tháo đường trước khi làm xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tổng quát không nên uống thuốc insulin vào buổi sáng ngày đi khám.

- Những trường hợp phải làm test gắng sức thì trước đó 3 ngày nên ngưng sử dụng các loại thuốc như propranolol, atenolol,...

- Nữ giới khi làm xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm phiến đồ âm đạo, xét nghiệm phân thì nên tiến hành vào thời điểm tối thiểu trước hoặc sau kỳ kinh 5 ngày.

2.3. Một số xét nghiệm cần nhịn đói nên ghi nhớ

Bên cạnh một số vấn đề cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát đã nêu ở trên thì có một số xét nghiệm cần nhịn đói trước khi tiến hành, đó là:

Test Cholesterol yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm

Test Cholesterol yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm

- Xét nghiệm Cholesterol

Đây là một dạng xét nghiệm mỡ máu giúp kiểm tra đánh giá nồng độ cholesterol ở trong máu cao hay không. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy lượng cholesterol cao thì sẽ có nguy cơ tạo thành các mảng bám ở thành động mạnh, gây ra các bệnh lý tim mạch nguy hiểm. 

Chính vì thế, trước khi thực hiện xét nghiệm này 9 - 12 giờ không nên ăn uống bất kỳ thứ gì (trừ nước lọc). Ngoài ra, để kết quả xét nghiệm chính xác hơn, bạn nên liệt kê danh sách các loại đồ ăn thức uống mà mình đã dùng trong một tuần trước đó để bác sĩ kiểm tra.

- Xét nghiệm Triglyceride

Khi hấp thụ một lượng calo lớn vượt mức bình thường so với nhu cầu của cơ thể thì nồng độ triglyceride dễ tăng cao. Hệ lụy của nó chính là nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì thế, trước khi làm xét nghiệm này cần nhịn ăn trong khoảng 12 - 14 giờ, không dùng các loại vitamin và không uống rượu trong vòng 24 giờ. Tốt nhất là nên nhịn ăn từ buổi tối hôm trước và làm xét nghiệm Triglyceride vào buổi sáng của ngày hôm sau.

- Xét nghiệm Glucose

Xét nghiệm này có tác dụng kiểm tra lượng đường ở trong máu, nồng độ glucose cảnh báo nguy cơ bị tiểu đường. Vì thế, trước khi làm xét nghiệm cần nhịn ăn uống 12 giờ (chỉ được phép uống nước lọc) và không dùng caffeine không nhai kẹo cao su trong vòng 24 giờ.

- Xét nghiệm nồng độ vitamin

Thông qua xét nghiệm sẽ đánh giá được cơ thể có bị thiếu các vitamin thiết yếu như: D, A, B12 hay không. Muốn kết quả xét nghiệm chính xác cần nhịn ăn uống hoàn toàn trong 8 - 12 giờ trước khi xét nghiệm diễn ra (được phép uống nước lọc) và không dùng bất cứ loại vitamin hay khoáng chất nào trong vòng 24 giờ trước đó.

Hy vọng từ nội dung được chia sẻ trên đây bạn đọc đã có thêm thông tin tham khảo để giải đáp vướng mắc kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát. Nếu còn bất cứ vấn đề gì liên quan đến khám sức khỏe, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ những thông tin cần thiết và chính xác về điều mà bạn quan tâm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tổng quát nữ là khám những gì và đôi điều lưu ý

Sau 30 là độ tuổi nữ giới bước vào giai đoạn phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có không ít bệnh lý không thể hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Vì thế, khám sức khỏe là cách để nữ giới chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp nữ giới biết được khám sức khỏe tổng quát nữ là khám những gì.
Ngày 19/04/2023

Khám sàng lọc ung thư là khám những gì, ai nên khám?

Bệnh ung thư có chiều hướng ngàng càng trẻ hóa và tăng về số lượng người mắc. Tuy nhiên, nếu chờ đợi xuất hiện triệu chứng để khám và điều trị thì quá trình sau đó sẽ rất khó khăn, thời gian sống của người bệnh bị rút ngắn. Khám sàng lọc sớm vì thế trở thành giải pháp cần thiết. Vậy cụ thể, khám sàng lọc ung thư là khám những gì và ai nên thực hiện?
Ngày 14/04/2023

Khám nội thần kinh là khám gì và có tác dụng gì?

Khoa Nội thần kinh thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến các yếu tố thần kinh. Vậy khám nội thần kinh là khám gì và khi nào cần khám, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu để giải đáp những băn khoăn này.
Ngày 14/04/2023

Khám tim mạch cần khám những gì và các vấn đề liên quan

Các bệnh lý tim mạch nếu không điều trị hiệu quả từ sớm sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề với sức khỏe và sự sống của người bệnh. Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường bỏ qua triệu chứng, chủ quan không thăm khám,... nên phát hiện bệnh muộn. Vậy khám tim mạch cần khám những gì và khi nào nên khám tim mạch?
Ngày 14/04/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp