Cúm là căn bệnh gây ra không ít phiền toái và khó chịu đối với người bệnh trong công việc hay sinh hoạt hàng ngày. Với bà bầu, bệnh lý còn có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi. Cùng tìm hiểu những cách phòng cúm khi mang thai cho bà bầu cũng như các thông tin về bệnh lý qua bài viết dưới đây để cả mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn nhé.
11/03/2020 | Cúm trong tháng đầu mang thai - Mẹ bầu cần phải làm gì? 11/03/2020 | Nhận biết triệu chứng sốt Cúm A để điều trị cho đúng cách 11/03/2020 | Tư vấn: Người mắc Cúm B triệu chứng như thế nào? 06/03/2020 | Cúm A sốt 40 độ và những thông tin y khoa không thể bỏ qua
1. Một vài thông tin cần biết về bệnh cúm?
Cúm là bệnh lý thường diễn ra vào mùa đông - xuân khi thời tiết đang giao mùa và có sự thất thường. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng mắc bệnh bất cứ lúc nào khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.
Cúm gây ra bởi một loại virus truyền nhiễm, sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công liên tục đường hô hấp của người bệnh. Hiện nay, ngày càng có nhiều các chủng virus cúm khác nhau đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mỗi người. Vậy thời gian để virus cúm ủ bệnh bao lâu? Cơ chế lây truyền bệnh như thế nào?
Thông thường, sau khi nhiễm virus, người bệnh có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, sau đó phát bệnh với các triệu chứng cụ thể như sốt cao, rét, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, ho khan,… Cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp, do đó, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh nếu như tiếp xúc gần với người đã mắc cúm trước đó khi nói chuyện, hắt hơi, ho,… Ngoài ra, khi tiếp xúc với đồ vật có dính virus cúm thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh lý thông qua đường xâm nhập của miệng, mắt hoặc mũi.
2. Cúm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi?
Thông thường, người mắc cúm sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần tính từ thời điểm phát bệnh. Tuy nhiên, bị cúm khi đang mang thai sẽ trở nên phức tạp và nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi nếu như không được điều trị đúng cách
Khi mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé là cực kì cao. Đối với thai nhi, đây là giai đoạn bé đang dần được hình thành và bắt đầu phát triển, nếu mẹ mắc cúm vào lúc này, trẻ có khả năng cao bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, hở van tim, sứt môi,… cùng một vài khiếm khuyết khác trên cơ thể. Đặc biệt nguy hiểm nếu như mẹ bầu mắc cúm kèm theo các đợt sốt cao có thể gây kích thích co bóp tại tử cung khiến mẹ bị sảy thai, chết lưu hoặc sinh non.
Với phụ nữ mang thai, các biến chứng của cúm là nghiêm trọng hơn so với những người bình thường, phổ biến nhất là viêm phổi và viêm phế quản. Ngoài ra, các biến chứng khác mà mẹ bầu có thể phải đối mặt có thể kể đến như viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm tai giữa, tụt huyết áp,…
Chính bởi những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý, nếu như bị cúm trong lúc mang thai, nhất là khi bị cúm 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị và xử lý kịp thời nhất có thể.
Cách phòng cúm khi mang thai đơn giản và hiệu quả nhất đối với các mẹ bầu chính là tiêm vắc xin phòng ngừa cúm. Vắc xin phòng cúm dành cho mẹ bầu sẽ giúp bảo vệ được sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý. Thông thường, một mũi tiêm vắc xin phòng cúm khi mang thai có tác dụng hiệu quả từ 6 - 12 tháng kể từ thời điểm tiêm phòng.
Tiêm vắc xin phòng cúm là phương pháp ngừa cúm hiệu quả và lâu dài dành cho mẹ bầu
Theo khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm phòng cúm và các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm trước khi có kế hoạch mang thai. Trong đó, thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là vào tháng 10 vì đây là thời điểm bệnh chuẩn bị bùng phát. Bạn cũng có thể tiêm phòng cúm bất cứ lúc nào khi có nhu cầu phòng bệnh.
Ngoài việc tiêm vắc xin, mẹ bầu cũng có thể chủ động phòng cúm khi mang thai thông qua một số cách thức như sau:
-
Súc miệng bằng nước muối: Buổi sáng sau khi thức dậy, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối ấm để phòng ngừa cúm, đồng thời tăng cường sức khỏe răng, lợi, hạn chế chảy máu nướu răng.
-
Hạn chế tiếp xúc với những nơi đông người: vào mùa cúm phát triển, mẹ nên tránh những nơi có số lượng như lớn như siêu thị, chợ, rạp chiếu phim,… vì đây là môi trường có điều kiện lây lan bệnh cao nhất. Nếu cần thiết phải tới những nơi đông người, mẹ nên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
-
Sử dụng vitamin C: theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung vitamin thông qua thực phẩm nhằm nâng cao hệ miễn dịch, thanh lọc các chất có hại, các chất oxy hóa trong cơ thể.
-
Sử dụng thực phẩm nâng cấp đường hô hấp: Các loại thực phẩm giàu kẽm là thứ không nên thiếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ. Hải sản, thịt, lạc, các loại đỗ,… là những thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường khả năng “phòng vệ” của đường hô hấp, tăng hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
-
Hạn chế ăn các đồ lạnh: Phụ nữ mang thai thường rất yếu nên có thể dễ dàng mắc cảm cúm do cơ thể bị nhiễm lạnh bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ nên hạn chế các đồ ăn lạnh, hoặc có tính chất lạnh.
-
Vận động nhẹ: Mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục với mức độ nhẹ nhàng, thường xuyên giữ tinh thần thoải mái là cách hữu ích giúp nâng cao khả năng phòng chống bệnh cho cơ thể.
-
Các mẹo vặt dân gian: Thường xuyên ăn tỏi hay hành củ sống cũng là cách phòng cúm khi mang thai hiệu quả mà các mẹ bầu có thể thực hiện.
Thường xuyên luyện tập và vận động nhẹ nhàng là cách phòng ngừa cúm hiệu quả và tăng cường sức khỏe dành cho mẹ bầu.
4. Sàng lọc cúm và các bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân hiệu quả ở đâu?
Bước sang giao mùa Đông - Xuân, đây là thời điểm mà không chỉ bệnh cúm mà các bệnh truyền nhiễm khác như thủy đậu, sởi, quai bị, rubella,… đều là mối nguy hiểm đối với các mẹ bầu. Đặc biệt gần đây, với diễn biến phức tạp của dịch viêm Covid - 19 lại càng là mối lo lắng của các mẹ bầu bởi triệu chứng của những bệnh lý nói trên đều rất giống nhau và khó phân biệt.
Để chủ động phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, các chuyên gia khuyến cáo ngay khi mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ liên quan đến cúm, viêm phổi hay các bệnh truyền nhiễm nên nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm sàng lọc tác nhân gây bệnh nhằm chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh và kịp thời điều trị.
Trong đó, việc có thể thực hiện xét nghiệm ở đâu, như thế nào để tốt nhất cho mẹ bầu là điều được nhiều người quan tâm và tìm hiểu nhất. Hiểu được những lo lắng nói trên, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai “Gói xét nghiệm sàng lọc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mùa Đông Xuân” tại nhà đối với mẹ bầu và tất cả các đối tượng có nhu cầu thực hiện sàng lọc.
Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng vẫn được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế với chất lượng tuyệt đối chính xác mà không phải di chuyển hay tới các nơi đông người, điều này giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm bệnh hay lây nhiễm chéo từ những người bệnh khác. Ngoài ra, các mức giá xét nghiệm là hoàn toàn minh bạch và niêm yết ngay khi khách hàng lựa chọn gói xét nghiệm tại bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ cung cấp gói sàng lọc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm dành cho mọi đối tượng.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết về cách phòng ngừa cúm khi mang thai, cùng các thông tin cần biết về bệnh lý sẽ giúp mẹ bầu phòng bệnh hiệu quả để có một thai kỳ thực sự khỏe mạnh. Khi mẹ có nhu cầu sàng lọc các bệnh lý truyền nhiễm tại MEDLATEC hay có bất cứ thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.56.56.56 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.