Helicobacter pylori (viết tắt là H.pylori hay HP) là một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày. Khoảng 90% - 95% các trường hợp loét tá tràng và 70% - 75% các trường hợp loét dạ dày được khẳng định do H. pylori. Với ung thư dạ dày, từ 1994 H. pylori đã được WHO (Tổ chức Y tế thế giới) xếp vào nhóm I các tác nhân gây ung thư dạ dày.
17/04/2020 | Giải đáp từ A đến Z về vi khuẩn HP 12/02/2020 | Tìm hiểu về mục đích, thời điểm làm xét nghiệm vi khuẩn HP 10/02/2020 | Các phương pháp xét nghiệm HP cho kết quả chính xác nhất 07/02/2020 | Các xét nghiệm HP phổ biến giúp phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày
1. Đặc điểm của Helicobacter pylori
Helicobacter pylori là vi khuẩn Gram âm, hình thể hơi cong, rất khó nuôi cấy. Khi nuôi cấy, cần môi trường giàu chất dinh dưỡng như Thayer - Martin; Columbia Agar; thạch máu có bổ sung vitamin, kháng sinh và khí trường (5% 02, 7 % C02, 8% H2, 70% N2,…) trong môi trường có độ ẩm cao. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 32 - 400C, tốt nhất ở 370C.
Đây là vi khuẩn lây chủ yếu qua đường ăn uống, có thể lây qua nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống chung,...
Helicobacter pylori có thể gây viêm loét dạ dày - tá tràng
Vi khuẩn này sinh sống trong niêm mạc dạ dày, ruột và có thể coi là một yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh đường tiêu hóa như chứng khó tiêu, loét tá tràng, loét và viêm dạ dày thể hoạt động, mạn tính,… và có thể ung thư.
2. Dấu hiệu nào khiến bạn nghĩ đến nhiễm Helicobacter pylori
Phần lớn vi khuẩn HP có thể tồn tại ở người trưởng thành và không gây lên triệu chứng, tuy nhiên một số nhỏ vẫn gây lên viêm loét và có thể dẫn đến ung thư với biểu hiện:
+ Khó tiêu hóa: đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng.
+ Buồn nôn.
+ Hôi miệng.
+ Đau bụng trước và sau ăn.
+ Phân màu đen hoặc có máu.
+ Sụt cân không rõ nguyên nhân,…
Helicobacter pylori gây đau bụng và đầy hơi
Những dấu hiệu trên không điển hình và không đặc trưng cho nhiễm H. pylori nên có thể nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác. Vì vậy, khi có một trong những dấu hiệu trên bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
3. Các phương pháp phát hiện Helicobacter pylori
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp phát hiện cho kết quả với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
a. Xâm lấn (nội soi lấy mảnh sinh thiết)
- Test Urease: dựa vào cơ chế sinh men urease của vi khuẩn H. pylori. Men urease có khả năng phân hủy ure thành amoniac khiến môi trường kiềm tính và đổi màu ure - indol từ màu vàng chuyển hồng cánh tím.
- Mô bệnh học: mảnh sinh thiết được cố định, xử lý và nhuộm. Khi quan sát dưới kính hiển vi có thể phát hiện hình ảnh đặc trưng của vi khuẩn H. pylori.
Hình ảnh vi khuẩn H. pylori (màu nâu) trên lam nhuộm tế bào
- Sinh học phân tử (PCR): phát hiện vật chất di truyền của vi khuẩn H. pylori mẫu bệnh phẩm bằng mảnh sinh thiết dạ dày.
- Nuôi cấy: mẫu sinh thiết được để vào môi trường bảo quản ngay sau khi lấy. Bệnh phẩm được nghiền và nuôi cấy vào môi trường giàu dinh dưỡng với điều kiện nhiệt độ và khí trường đặc trưng. Sau 48 - 72 giờ có khuẩn lạc mọc thì tiến hành định danh và làm kháng sinh đồ.
Mục đích của xét nghiệm:
- Chẩn đoán H. pylori gây bệnh.
- Lựa chọn kháng sinh điều trị thích hợp, đặc biệt là trường hợp dị ứng với kháng sinh, hay đã điều trị kháng sinh thất bại.
b. Không xâm lấn
- HP hơi thở (C13, C14): trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân được uống một lượng nhỏ ure phóng xạ C13 hoặc C14 (tùy từng cơ sở y tế). Nếu bệnh nhân có nhiễm H. pylori, ở dạ dày sẽ xảy ra quá trình phân hủy ure thành C02 phóng xạ và amoniac nhờ men urease. C02 phóng xạ được hấp thụ vào máu, qua phổi và ra hơi thở. Như vậy, qua một thiết bị đo hơi thở, ta có thể phát hiện sự có mặt của vi khuẩn H. pylori trong cơ thể.
- Tìm kháng thể trong huyết thanh: dựa trên nguyên lý sắc kỹ miễn dịch phát hiện kháng thể của vi khuẩn H. pylori trong máu của người nhiễm HP. Có ý nghĩa cao trong sàng lọc cộng đồng.
- Tìm kháng nguyên trong phân: dựa trên nguyên lý sắc ký miễn dịch phát hiện kháng nguyên của vi khuẩn H. pylori trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm phân.
Mỗi loại xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và lâm sàng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định những loại xét nghiệm chẩn đoán khác nhau. Trong số đó, xét nghiệm Helicobacter pylori nuôi cấy, định danh và kháng thuốc vẫn là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán nhiễm HP, được nhiều bác sĩ quan tâm và sử dụng trong tình hình đa kháng kháng sinh như hiện nay.
4. Tính chất nuôi cấy của vi khuẩn Helicobacter pylori
a. Mẫu bệnh phẩm
Mảnh sinh thiết từ nơi viêm hoặc ổ loét dạ dày, tá tràng.
Bệnh phẩm nuôi cấy cần được đặt trong môi trường bảo quản, đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 2h, nếu giữ ở 40C có thể trì hoãn tới 5h. Hiện nay môi trường vận chuyển Portagerm pylori được coi là tốt nhất vì có thể giữ mảnh sinh thiết tới 24h ở 40C mà không làm ảnh hưởng tới kết quả nuôi cấy. Trường hợp phải lưu giữ mảnh sinh thiết trong thời gian dài cần phải để lạnh âm sâu (ở -700C có thể tới một năm).
b. Tính chất nuôi cấy
+ Chỉ phát triển được trong môi trường giàu dinh dưỡng chứa huyết thanh ngựa hoặc thạch máu có bổ sung vitamin, kháng sinh như trimethoprim (5μg/ml); amphotericin (2μg/ml),… để ức chế nấm và một số vi khuẩn khác.
+ Điều kiện PH 6.8 - 8.
+ Trong môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc trong hoặc xám nhạt, đường kính 1mm, xuất hiện sau 48 - 72 giờ, đôi khi có tan máu.
Hình ảnh vi khuẩn Helicobacter pylori
c. Tính chất sinh vật hóa học
+ Sinh Men urease (+).
+ Catalase (+), oxydase (+).
+ Nitrat (-).
+ Nhạy cảm với cephalothin.
+ Đề kháng với acid nalidixic.
5. Cách phòng và điều trị Helicobacter pylori
a. Phòng bệnh
-
Chủ yếu là dựa vào sự hiểu biết và nhận thức của con người.
-
Vệ sinh cá nhân, giữ môi trường sống và làm việc luôn sạch sẽ.
-
Không dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là vật dụng ăn uống.
-
Ăn chín uống sôi.
b. Điều trị
Theo phác đồ điều trị của bác sĩ theo nguyên tắc:
+ Sử dụng các loại kháng sinh diệt khuẩn: Penicillin, amoxicillin, erythromycin, tetracyclin, gentamycin,… hoặc sử dụng phối hợp 2 hay nhiều loại kháng sinh phụ thuộc vào tình hình nhạy cảm hay kháng thuốc của vi khuẩn H. pylori trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân.
+ Điều trị triệu chứng viêm loét dạ dày do H. pylori gây ra.
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ y tế chất lượng chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, sau nhiều năm kinh nghiệm và sự tin tưởng của khách hàng.
Khi cần hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để nhận được sự chăm sóc tận tình.