Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh thì có những chất có nguồn gốc thực vật cũng là kháng sinh tự nhiên rất tốt trong điều trị nhiễm trùng. Việc sử dụng kháng sinh tự nhiên được xem là giải pháp an toàn trong việc giảm đề kháng kháng sinh cho cơ thể.
06/05/2022 | Hướng dẫn cách sử dụng kháng sinh đường ruột an toàn, hiệu quả 13/02/2022 | Cha mẹ nào cũng cần biết: khi nào dùng thuốc kháng sinh cho trẻ 02/02/2021 | Tìm hiểu về cơ chế tác dụng của kháng sinh
1. Một số vấn đề cơ bản về thuốc kháng sinh
Kháng sinh là các chất có thể tiêu diệt hoặc kìm hãm vi khuẩn phát triển bởi nó tác động trực tiếp lên vi khuẩn. Vì thế, kháng sinh được sử dụng trong các bệnh nhiễm trùng.
Lạm dụng thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây kháng kháng sinh
Điều đáng nói là một số loại thuốc kháng sinh tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm và có thể gây ra vấn đề không tốt cho cơ thể, cho hệ miễn dịch. Mặt trái của việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày là ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn thân thiện từ đó sinh ra các hệ lụy như:
- Bị bệnh tự miễn đường ruột
Nếu hệ miễn dịch không làm đúng chức năng vốn có do việc lạm dụng kháng sinh thì theo thời gian, hệ miễn dịch sẽ bị tổn thương, gây rối loạn tự miễn, bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh mạn tính.
- Tổn thương gan
Thường xuyên dùng kháng sinh mạnh rất nguy hiểm cho gan. Không phải tự nhiên mà những người được kê đơn kháng sinh mạnh sẽ cần xét nghiệm chức năng gan. Điều này cho thấy hệ lụy của loại thuốc này đối với gan. Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng thuốc kháng sinh làm hại đến mô gan, làm tăng chỉ số AST và ALT trong xét nghiệm chức năng gan.
- Tăng tỷ lệ kháng thuốc
Tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ là thực tế đang diễn ra hiện nay và nó là nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc do xuất hiện siêu khuẩn.
Nếu thường xuyên tiếp xúc với một loại thuốc kháng sinh nhất định, vi khuẩn sẽ nhờn thuốc. Cụ thể như lao kháng đa thuốc và ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Đông Nam Á.
2. Các loại kháng sinh tự nhiên dễ tìm và tốt cho sức khỏe
Thực tế trong tự nhiên có rất nhiều loại kháng sinh thân thiện với cơ thể mà vẫn có những công dụng không kém gì so với thuốc kháng sinh. Việc dùng kháng sinh tự nhiên hàng ngày sẽ tốt hơn rất nhiều cho cơ thể trong phòng và chữa bệnh:
Tỏi là kháng sinh tự nhiên có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn gây bệnh
2.1. Tỏi
Tỏi chứa các hoạt chất allicin, aliien, glucogen cùng với fitonxit có thể chống lại một số loại vi khuẩn gây bệnh, tăng đề kháng và tốt trong điều trị cảm cúm. Đặc biệt, hợp chất Ajoene trong củ tỏi có làm suy yếu quần thể vi khuẩn để tăng khả năng kháng và tiêu diệt vi khuẩn tự nhiên.
Một số công dụng kháng sinh tự nhiên của tỏi gồm:
- Chống lại sự phát triển của khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, dạ dày, thanh quản, phổi,...
- Hạ lipid máu và chỉ số huyết áp.
- Hạ đường huyết.
- Chống lại sự nhiễm độc phóng xạ.
- Bảo vệ gan.
- Điều trị chứng rối loạn tiêu hóa.
Mặc dù tỏi là kháng sinh tự nhiên an toàn khi ăn nhưng nếu dùng với liều lượng lớn thì có thể gây xuất huyết. Vì thế, người đang dùng thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng tỏi.
2.2. Gừng
Gừng giúp kháng khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella, E.coli rất hiệu quả nên hay được dùng trong các bài thuốc trị tiêu chảy nhiễm khuẩn, lỵ. Ngoài ra, gừng có vị cay, tính ấm nên dùng để chữa đau bụng, phong hàn.
2.3. Nghệ
Nghệ có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngừa viêm loét. Hoạt chất Curcumin trong củ nghệ chống lại được vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm loét dạ dày.
Dùng bên ngoài, nghệ là kháng sinh tự nhiên giúp giảm mụn trứng cá, chống viêm, giảm thâm da và trị mụn.
2.4. Hành lá
Hoạt chất Allicine trong lá hành có thể diệt khuẩn nên hay được dùng để điều trị bạch hầu, thương hàn, trực khuẩn,... Tuy nhiên, tác dụng của Allicine dễ bị mất đi khi ở nhiệt độ cao nên trong chế biến cần chú ý chỉ cho hành vào sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn nấu nướng.
Ngoài ra, hành lá còn giàu vitamin A, C tốt cho niêm mạc, mắt và tăng cường miễn dịch. Có thể dùng hành lá để ngăn và làm tiêu đờm.
Hydrogen peroxide trong mật ong là chất kháng khuẩn, ngăn ngừa một số loại vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt, pH trong mật ong tương đối thấp nên sẽ hút ẩm ra khỏi cơ thể, làm cho vi khuẩn bị thiếu nước rồi chết một cách tự nhiên.
Một số công dụng của kháng sinh tự nhiên mật ong
Ngoài ra, mật ong còn là kháng sinh tự nhiên giàu khoáng chất như: sắt, canxi, vitamin C tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương khớp và hỗ trợ hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp vết thương nhanh lành, giảm bong vảy da và giảm viêm da.
2.6. Rau diếp cá
Hương vị của rau diếp cá không phải ai cũng cảm thấy dễ chịu nhưng nó lại là loại kháng sinh tự nhiên rất tuyệt vời với cơ thể. Decanoyl-acetaldehyd trong rau diếp cá có thể ức chế sự phát triển của tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, e.coli,... tác nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn.
2.7. Rau kinh giới
Rau kinh giới chứa carvacrol và thymol là hai kháng sinh kháng khuẩn mạnh với khả năng tiêu diệt ký sinh trùng có trong đường ruột như sán, giun,... - tác nhân gây tắc ruột, ngộ độc và chảy máu đường ruột.
Rau kinh giới được dùng như loại kháng sinh tự nhiên điều trị chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa vì nó cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa rất hiệu quả. Các khoáng chất như canxi, kali, sắt, magie,... trong rau kinh giới còn phòng ngừa thiếu máu và tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2.8. Dầu dừa
Trong dầu dừa chứa khoảng 50% acid lauric có khả năng chống khuẩn, chống nấm nhẹ và kháng virus. Vì thế, dầu dừa hay được dùng để chống nấm và nhiễm khuẩn da.
Không những thế, Acid lauric trong dầu dừa khi ngấm sâu vào chân tóc sẽ giảm khả năng trương nở tóc, giảm ngấm nước vào chân tóc nên giúp cho mái tóc tránh được hư hại và trở nên mượt mà.
Tuy nhiên dầu dừa không tốt cho tim mạch vì chứa 90% acid béo no. Vì thế không nên dùng dầu dừa để chiên xào.
Có những bệnh lý không thể từ chối kháng sinh đặc trị nhưng việc bổ sung kháng sinh tự nhiên là cách tốt nhất để cải thiện đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể. Lựa chọn và sử dụng kháng sinh tự nhiên đúng cách là giải pháp rất tốt trong việc phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.